BÁO CÁO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH TIÊU DÙNG NHANH (FMCG) 2020
Cập nhật ngày: 04/02/2021
Ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) đang là ngành có sự phát triển ấn tượng trong những năm gần đây. Năm 2020 với sự ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch
Ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) đang là ngành có sự phát triển ấn tượng trong những năm gần đây. Năm 2020 với sự ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID, ngành tiêu dùng nhanh đang có những xu hướng phát triển như thế nào. Với hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi, quan tâm nhiều hơn đến các thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhạy cảm về giá, xu hướng mua hàng trực tuyến phát triển và sự mở rộng của ngành tiêu dùng nhanh đến thị trường nông thôn. Ngành tiêu dùng nhanh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ hơn, cùng Innovative Hub – Đại lý Alibaba Việt Nam tổng quan ngành Tiêu dùng nhanh của Việt Nam năm 2020.
BỨC TRANH NGÀNH FMCG TRONG TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM HẬU COVID
Trong 6 tháng đầu năm 2020, nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của dịch COVID khiến các ngành tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phá sản, lao động mất việc và giãn cách xã hội khiến các doanh nghiệp lao đao trong việc duy trì hoạt động và tìm kiếm phương án phát triển mới. 6 tháng cuối năm 2020, khi nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng trở lại, doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng và sự ổn định chỉ số giá tiêu dùng. Với hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thay đổi, tăng trưởng ngành FMCG cho hoạt động ăn uống bên ngoài giảm trong khi giá trị tiêu dùng cho nhóm hàng tiêu dùng nhanh tại nhà ghi nhận mức tăng hai chữ số trong 9 tháng năm 2020, trong đó khu vực thành thị tăng trưởng 13% (so với mức tăng 2% của năm 2018 và 6% năm 2019) và khu vực nông thôn tăng trưởng 11% (2018: 6% và 2019: 9%).
COVID đã tác động rất mạnh mẽ và tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên xuất nhập khẩu vẫn duy trì những kết quả rất khả quan. Theo thống kê của Bộ Công thương, trong năm 2020 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 281,5 tỷ USD, tăng 6.5% so với năm 2019. Tính trong giai đoạn 2016-2020, kinh ngạch xuất khẩu đã tăng từ 176,58 tỷ USD năm 2016 lên gần 281,5 tỷ USD, đạt trung bình khoảng 11,7%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Trong đó, tăng trưởng ngành tiêu dùng nhanh chậm lại với mức tăng trưởng đạt 8-10% ở 4 thành phố chính là Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và nông thôn Việt Nam.
CÁC NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH TIÊU BIỂU VÀ MỨC TĂNG TRƯỞNG THEO TỪNG NGÀNH
Với trên 130 danh mục tiêu dùng nhanh chia làm 5 hàng hàng chính là Sản phẩm chăm sóc cá nhân, Sản phẩm chăm sóc gia đình, Thực phẩm đóng gói, Sữa và sản phẩm từ sữa, Thức uống thì ngành Thực phẩm đóng gói là ngành được chú ý và tăng trưởng đáng kể nhất với các sản phẩm nấu ăn và đồ ăn nhẹ. Nhóm mặt hàng thức uống cũng được dự đoán sẽ là ngành hàng được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới với nhiều xu hướng và đổi mới sáng tạo kích cầu tiêu dùng.
Theo báo cáo của Kantar, Bánh mì đóng gói ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong 10 tháng đầu năm 2020 nhờ sự tiện lợi và dinh dưỡng mang lại trong một bữa ăn.
TỔNG QUAN NGÀNH TIÊU DÙNG NHANH Ở THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
Với sự phát triển của Thương mại điện tử, ngành tiêu dùng nhanh đang có những bước phát triển đáng kể, tăng từ 50% lên 68% trong 10 tháng đầu năm 2020. Bằng cách thực hiện các ưu đãi cho người tiêu dùng từ các cửa hàng, ngân hàng trực tuyến, ví thanh toán di động, tăng chi tiêu cho tiêu dùng và cơ sở hạ tầng được cải thiện đang là yếu tố chủ đạo nhằm giúp tăng doanh thu FMCG kênh thương mại điện tử (Báo cáo Những cơ hội tương lai cho ngành FMCG kênh thương mại điện tử).
Ngoài ra, các mô hình bán lẻ truyền thống ngành tiêu dùng nhanh cũng tăng trưởng rất tích cực như nhà thuốc, siêu thị mini, mô hình bán sỉ, siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa,….
Theo Innovative Hub – Đại lý Alibaba Việt Nam