XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG CÁC NƯỚC UAE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Cập nhật ngày: 07/01/2021
Theo thống kê từ Cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước UAE trong 10 tháng đầu năm 2020 đạt 3,26 tỷ USD, giảm 23,06% so với
Theo thống kê từ Cục Hải quan, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước UAE trong 10 tháng đầu năm 2020 đạt 3,26 tỷ USD, giảm 23,06% so với cùng kỳ năm 2019. Quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và UAE luôn phát triển tốt đẹp, đặc biệt khi hai nước tham gia ký kết các hiệp định thương mại và văn kiện hợp tác. UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 17 của Việt Nam. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam chủ yếu là điện thoại di động, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, gia vị, thực phẩm, vật liệu xây dựng, rau quả nhiệt đới.
Mặc dù có những thế mạnh riêng trong xuất nhập khẩu của hai nước, nhưng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Cùng Innovative Hub tìm hiểu về thị trường UAE, những lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu, xâm nhập vào thị trường này
ĐÔI NÉT VỀ UAE – QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ UAE
Với nguồn tài nguyên phong phú với lượng dầu lửa đứng thứ 7 trên thế giới, có nền kinh tế đứng trong top các quốc gia tại Tây Á. Ngoài ra, UAE cũng đang nỗ lực để đa dạng hóa nền kinh tế. Các ngành công nghiệp khác gồm: hóa dầu, đánh bắt thủy sản, nhôm, xi măng, phân bón, sửa chữa tàu biển, vật liệu xây dựng, đóng tàu, dệt may. Các ngành nông nghiệp được tập trung chủ yếu là chăn nuôi bà trồng chà là, rau quả, dưa hấu, gia cầm, trứng, sản phẩm sữa, cá. Ngành hàng không tại UAE cũng rất phát triển, đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2 trong khu vực cũng minh chứng cho tốc độ phát triển của UAE.
Ở thời điểm hiện tại, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và UAE đang phát triển rất tốt đẹp. Một số Hiệp định và văn kiện quan trọng được hai nước ký kết bao gồm: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, Khoa học Kỹ thuật và Thương mại (10/1999), Hiệp định về vận chuyển hàng không (5/2001), Biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển công nghiệp (9/2007); Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Dubai (9/2007); Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán và hàng hóa Emirates về hỗ trợ và hợp tác song phương (9/2007); Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường Việt Nam và Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường UAE (9/2007), Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (02/2009), Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (2/2009), Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ/ hộ chiếu đặc biệt (10/2010).
Trao đổi thương mại của hai nước cũng phát triển nhanh chóng, kim ngạch thương mại hai chiều tăng mạnh từ 550 triệu USD năm 2008 lên tới 2,38 tỷ USD năm 2012, năm 2018 kim ngạch thương mại đạt 8,2 tỷ USD. Năm 2020, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Việt Nam đã tích cực hỗ trợ các thiết bị, vật tư y tế cho nước bạn, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh đồng thời chủ động, linh hoạt củng cố mối quan hệ và thúc đẩy phát triển kinh tế hai nước.
TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU GIỮA VIỆT NAM – UAE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
TIỀM NĂNG HỢP TÁC – XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG UAE
Quan hệ chính trị ngoại giao, hữu nghị giữa hai nước. Khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ cho phát triển và tăng cường hợp tác giữa hai nước.
Giao thông vận tải thuận lợi cho giao thương, làm việc, vận chuyển hàng hóa: Các đường bay thẳng với thời gian chỉ khoảng 6-7 giờ, đường tàu 2 tuần
Vị trí địa lý, giao thoa thuận tiện cho giao thông
Cơ sở vật chất về logistics dẫn đầu thế giới, hệ thống siêu thị rộng khắp cũng là một thế mạnh trong mạng lưới phân phối sản phẩm.
Là một trong ba thị trường tái xuất lớn nhất thế giới.
LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHI XUẤT KHẨU SANG UAE
UAE được biết đến là đất nước có đạo Hồi phát triển, vậy nên các doanh nghiệp khi kinh doanh cũng như xuất khẩu sản phẩm cần chú ý nghiên cứu phong tục tập quán, văn hóa các UAE để thuận tiện trong kinh doanh
Các sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm,… nhập khẩu cần phải có chứng nhận, chứng chỉ cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt, nhu cầu mua sắm ở thị trường này còn khá truyền thống với xu hướng người tiêu dùng thường muốn tận mắt nhận biết sản phẩm.
Doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu về các hình thức thanh toán cũng như chuyển tiền,… khi giao dịch tại thị trường UAE.
Với sự phát triển của kinh doanh trực tuyến, kinh doanh trên nền tảng Thương mại điện tử đang dần tiếp cận với người tiêu dùng ở UAE. Doanh nghiệp cần trang bị nhiều kiến thức hơn để đưa ra những chiến lược kinh doanh cụ thể hơn ở thị trường tiêu dùng tiềm năng này.
Innovative Hub – Đại lý Alibaba Việt Nam