Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH TIÊU DÙNG NHANH 2021

05/02/2021

Với cuộc sống hối hả và bận rộn như hiện nay, ngành tiêu dùng nhanh đang ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và chi phí khá

XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH TIÊU DÙNG NHANH 2021

Với cuộc sống hối hả và bận rộn như hiện nay, ngành tiêu dùng nhanh đang ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và chi phí khá thấp. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển ở kênh Thương mại điện tử, ngành tiêu dùng nhanh cũng đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình với tốc độ tăng trưởng đạt 38%, quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam năm 2019 đã đạt 12 tỷ USD và được dự đoán sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD trong giai đoạn năm 2015-2025.

TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH TIÊU DÙNG NHANH

Khi xu hướng mua hàng online phát triển, số lượng đơn hàng về các sản phẩm tiêu dùng nhanh tăng trưởng mạnh, các bữa ăn được chuẩn bị sẵn, người tiêu dùng có thể đặt mua ở bất kỳ đâu và dịch vụ giao hàng tận nơi là những yếu tố thu hút người tiêu dùng mua hàng trên nền tảng Thương mại điện tử.

Khi đo lường mức độ hài lòng của khách hàng, các sản phẩm tiêu dùng nhanh khiến khách hàng cảm thấy cuộc sống của họ dễ dàng hơn (27%), thuận tiện để sử dụng (26%), 1/5 người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với gia đình (20%) và được điều chỉnh theo yêu cầu cụ thể (19%).

Theo nghiên cứu của Kantar, với mức tăng trưởng đạt 11,6%, tiềm năng phát triển của ngành FMCG tại thị trường Việt Nam là rất lớn. Với sự phát triển của công nghệ và các nền tảng Thương mại điện tử, doanh nghiệp ngành FMCG đang có rất nhiều lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng, xử lý các đơn hàng, trao đổi hàng hóa.

Các mặt hàng tiêu dùng mạnh thuộc ngành tiêu dùng nhanh trên nền tảng kênh thương mại điện tử sau đại dịch bao gồm thực phẩm và đồ uống (tăng 34%), sản phẩm chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân (tăng 30%), sản phẩm sữa (tăng 22%), thực phẩm em bé (tăng 23%), thiết bị gia dụng cùng với thiết bị điện tử đều tăng 21%

NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TIÊU DÙNG NHANH TRÊN NỀN TẢNG TMĐT

Thị trường bán lẻ và thương mại điện tử được đánh giá là miếng bánh thơm với các nhà đầu tư, doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Hậu COVID, khi hành vi mua sắm của khách hàng thay đổi đáng kể, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ngày càng cao, doanh nghiệp cần nắm bắt thời cơ trong cuộc chiến tranh giành thị phần và quảng bá tên tuổi, tăng nhận diện của thương hiệu.

Một số xu hướng phát triển của ngành tiêu dùng nhanh trên nền tảng Thương mại điện tử:

Biến đối chi phí cố định: Để thoát khỏi thời kỳ suy thoái kinh tế do COVID gây ra và hạn chế các chi phí cố định như tiền thuê mặt bằng, tiền lương,… đe dọa đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần cơ cấu lại các chi phí linh hoạt hơn.

Gia công chuỗi phần mềm giá trị: Thuê ngoài là phương pháp giúp các doanh nghiệp tập trung vào chuyên môn tốt nhất. Thay vì đầu tư vào thiết bị, nguồn lực và con người, doanh nghiệp có thể bỏ chi phí ra để thuê ngoài và tập trung nguồn lực của mình vào chuyên môn.

Chuyển đối số và Thương mại điện tử tiếp tục phát triển: COVID đã góp phần đưa hành vi của con người gia nhập vào thế giới kỹ thuật số, đặc biệt là mua sắm trực tuyến. Frost & Sullivan cho biết số lượng giao dịch trực tuyến đối với hàng tạp hóa và thực phẩm mang đi trong năm 2020 đã tăng từ 50 đến 400% từ tháng 3 đến tháng 5, với một số doanh nghiệp cho biết ​​tổng giá trị hàng hóa của họ tăng ít nhất 50% so với cùng kỳ. Khảo sát tại mạng xã hội Facebook cho thấy xu hướng mua sắm trực tuyến tăng đáng kể ở thế hệ Baby Boomers và Gen X. Các nền tảng Thương mại điện tử tại Việt Nam như Shopee, Lazada hay Sendo có sự cạnh tranh mạnh mẽ.

Nhu cầu tăng về các mặt hàng cao cấp có giá cả phải chăng: Thống kê của GlobalData cho biết người tiêu dùng Châu Á đang có xu hướng mua các mặt hàng cao cấp có giá cả phải chăng, các mặt hàng xa xỉ với mức giá phải chăng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi thể hiện được địa vị mà giá trị lại không quá cao. Ví dụ như người tiêu dùng sẽ sẵn sàng bỏ tiền để mua một thanh socola hảo hạng nhỏ như Ferrero Rocher để tự thưởng cho bản thân mà không bị bội chi.

Sự phức tạp của chuỗi cung ứng: Đại dịch làm bộc lộ những điểm yếu của chuỗi cung ứng làm sản lượng giảm. Khi các doanh nghiệp cơ cấu lại chuỗi cung ứng vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất vừa đảm bảo an toàn cho người lao động. Theo ngân hàng thế giới, xuất khẩu lương thực toàn cầu sẽ giảm từ 6-20% và giá lương thực toàn cầu sẽ tăng từ 2-6%.

Cuộc chiến tranh giành nhân tài: Thay đổi quy trình hoạt động, chuyển đổi kỹ thuật số thúc đẩy và tìm kiếm nhân tài có kỹ năng đổi mới và kỹ năng cung cấp dịch vụ theo cách mới là những phương pháp mà các doanh nghiệp áp dụng để thoát khỏi khủng hoảng do COVID.

Gián đoạn trong tương lai: Tăng độ nhạy cảm về giá, Tương tác kỹ thuật số cao hơn, Tăng cường chú ý đến sức khỏe và vệ sinh, “Làm tổ” tại nhà, Khẳng định lại thương hiệu sẽ là những xu hướng nổi bật tại Châu Á được McKinsey & Company dự đoán sau khi đại dịch được kiểm soát.

Theo Innovative Hub – Đại lý Alibaba Việt Nam