Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI NĂM 2023

Cập nhật ngày: 24/11/2023

Ngành nông nghiệp là ngành có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ Việt Nam mà còn của thế giới. Từ nông dân, bất động

XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI NĂM 2023

Ngành nông nghiệp là ngành có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ Việt Nam mà còn của thế giới. Từ nông dân, bất động sản đến nhà hàng hay siêu thị đều phải theo dõi những biến đổi diễn ra trong ngành để nắm bắt được những thay đổi và ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thực phẩm. Những xu hướng nông nghiệp đang được nhìn thấy trong năm nay sẽ là tiền đề để phát triển trong những năm tiếp theo hoặc xa hơn nữa. Sau năm 2020 đầy sóng gió với đại dịch COVID và sự thay đổi, chuyển dịch chuỗi cung ứng, ngành nông nghiệp chứng kiến sự thay đổi từ hành vi sử dụng tài nguyên toàn cầu, khả năng dùng công nghệ mới để giám sát, trồng trọt đến các quy trình buôn bán, vận chuyển hàng hóa lưu thông trên thế giới. 

Từ đó, chúng ta hãy cùng xem lại những xu hướng nổi bật của thị trường nông sản thế giới để cập nhật cho doanh nghiệp những mục tiêu tối ưu nhất.

Tổng quan thị trường nông nghiệp

Tổng quan thị trường nông nghiệp thế giới 

Theo báo cáo thống kê, thị trường Nông nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng CAGR với tốc độ 14.4% trong giai đoạn năm 2021-2026 (Agriculture Analytics Market, 2021). Yếu tố tăng trưởng chính là gia tăng các sáng kiến của chính phủ để triển khai các kỹ thuật nông nghiệp cải tiến. Khối lượng dữ liệu trong lĩnh vực nông nghiệp đang tăng lên theo cấp số nhân.

Biến đổi khí hậu gây ra những cản trở trong sản xuất nông nghiệp. Một số khu vực sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề như cháy rừng ở Brazil, miền Trung Tây Hoa Kỳ và miền đông Australia chịu ảnh hưởng bởi nắng nóng khắc nghiệt. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khắc nghiệt này được kỳ vọng sẽ kích thích việc triển khai các giải pháp nông nghiệp kết nối trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả hơn. 

Khủng hoảng dịch COVID từ năm 2020 đến hiện tại đã khiến ngành nông nghiệp trên toàn cầu trải qua những gián đoạn đáng kể. Sự giám sát chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp đã tăng lên đều đặn do an toàn thực phẩm tác động đến nhu cầu của khách hàng cùng với các nỗ lực về sự duy trì sự bền vững trong chuỗi cung ứng. Theo tuyên bố của Trung tâm Truy xuất nguồn gốc Thực phẩm Toàn cầu (GFTC), yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nông nghiệp đã tăng đều đặn do đại dịch. Điều này sẽ giúp thúc đẩy việc triển khai các công cụ dựa trên dữ liệu tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, máy móc và các công cụ phân tích dữ liệu nâng cao khác để giúp các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Với số lượng dân số tăng dần, Liên Hợp Quốc dự kiến dân số thế giới sẽ đạt khoảng 9.7 tỷ người vào năm 2050, tăng 33% so với số dân hiện tại. Việc gia tăng số lượng người kiếm ăn là động lực giúp phát triển các giải pháp nhằm tăng năng suất và tăng cường kết nối giữa nông dân và nông sản. 

Tổng quan thị trường nông nghiệp Châu Á

Cùng với Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang trở thành những “cổ đông” lớn trên thị trường nông sản Thế giới nói chung và Châu Á nói riêng. Dự kiến trong 10 năm tới sản xuất nông sản trên toàn thế giới sẽ tăng bền vững nhưng tiềm năng sẽ mở rộng thị trường chủ yếu ở các nước đang phát triển.

Trong nghiên cứu tác động của buôn bán toàn cầu đối với phát triển ở Châu Á của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tổ chức này nêu rõ các nước phát triển ở Châu Á phải lựa chọn giữa 2 giải pháp hoặc tập trung thỏa đáng cho phát triển nông nghiệp để tránh những phụ thuộc vào nông sản giá rẻ nhập khẩu từ phương Tây; hoặc sớm phải đối mặt với các hiểm họa về an ninh lương thực. 

Ứng dụng khoa học – Công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

Việc ứng dụng các thành tựu trí tuệ nhân tạo và phương tiện liên lạc, điều khiển hiện đại vào từng khâu sản xuất giúp người nông dân có thể kết nối với các thiết bị lắp đặt trên khu sản xuất. Các nhà nghiên cứu khoa học thế giới đang sử dụng trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu để thực hiện các phân tích dự đoán trên trang trại trước khi cung cấp những hiểu biết về đất canh tác. 

Các mô hình dự đoán và tối ưu hóa các công việc hằng ngày sẽ giúp kiểm soát hoàn toàn việc thu hoạch trong tương lai của họ. Các công ty như Ag-Analytics giải quyết những lo ngại về tác động của thời tiết bằng cách truy cập thông tin chi tiết từ dữ liệu nông nghiệp. Một số công ty sử dụng các công cụ như FarmScope, kết hợp các nguồn dữ liệu đa dạng như dữ liệu vệ tinh, đất, thời tiết, lịch sử cây trồng và thiết bị nông nghiệp để tạo ra các phân tích về trạng thái hiện tại của cây trồng và dự báo năng suất trong tương lai. 

Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất đòi hỏi người nông dân phải có hiểu biết và kỹ năng, cùng với chi phí đầu tư ban đầu cao. Điều này khiến nông dân e ngại việc sử dụng các công cụ phân tích trong quá trình trồng trọt.

Lao động “trẻ” trong ngành nông nghiệp

Lao động làm việc trong ngành đang là vấn đề đặt lên hàng đầu. Việc thu hút nhân sự trẻ và mới đến với thế giới nông nghiệp là vô cùng cấp thiết vì lợi ích chung của người nông dân.

 Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết: trình độ thấp của người lao động đã ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận khoa học công nghệ; đặc biệt, ở những vùng miền kinh tế kém phát triển, còn nhiều khó khăn thì đây là rào cản lớn trong việc xây dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tình trạng đô thị hóa đã “hút” nguồn nhân lực trẻ, khỏe từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến tình trạng lao động ở lại nông thôn chủ yếu là những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động, không có sức khỏe hoặc đang đi học. Điều này làm sâu thêm những lỗ hổng về đội ngũ nhân lực khu vực nông thôn vốn đã yếu kém về mặt chất lượng.

Tập trung cao độ về chuỗi cung ứng cho thị trường nông nghiệp

Một bài học quan trọng xuất phát từ đại dịch COVID là sự gián đoạn chuỗi thức ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người dân. Trong khi nông dân, các công ty và nhà phân phối phải nhanh chóng tìm cách xoay sở, giải quyết các thách thức do đại dịch gây ra. Mặt khác, đại dịch cũng “chiếu sáng”, mang đến các cơ hội mới trong cải tiến mới trong năm 2021.

Gregg Halverson – cựu Chủ tịch/CEO của Black Gold Farms cho biết: “Việc thực hiện các biện pháp an toàn bổ sung, chứng nhận mới, tính linh hoạt trong việc vận chuyển và giao hàng khi các vấn đề mới xuất hiện sẽ làm tăng thêm chi phí sản xuất thực phẩm mà có thể sẽ được chuyển cho khách hàng. Tuy nhiên, với sự đổi mới và minh bạch, hy vọng chúng ta có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch”. Điều này sẽ tạo cơ hội để tiếp tục chia sẻ các câu chuyện bền vững về sản xuất lương thực, thậm chí, sự chú ý sẽ còn trở nên sáng sủa hơn về nông nghiệp, chế biến và phân phối thực phẩm trong COVID. 

Giảm thiểu các sản phẩm từ động vật, thay thế bằng nguồn protein có nguồn gốc từ thực vật

Thị trường ăn uống các sản phẩm từ thực vật dự kiến sẽ vượt qua 35 tỷ USD vào năm 2024. Thúc đẩy xu hướng này là nhu cầu của người tiêu dùng về tính minh bạch và nguồn gốc chính xác của thực phẩm mà họ sử dụng đến từ đầu và được nuôi trồng như thế nào.

Việc tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm thay thế cho thịt và sữa bằng các sản phẩm từ thực vật làm tăng tính nhạy cảm với ngành chăn nuôi và ảnh hưởng của nó đối với biến đổi khí hậu. Cách đây không lâu, đậu Hà Lan đã không còn được ưa chuộng đối với những người trồng trọt, nhưng hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự hồi sinh của đậu Hà Lan để hỗ trợ sản xuất thực phẩm có protein từ thực vật. 

Các cuộc tranh luận về tính bền vững, biến đổi khí hậu và nông nghiệp tái tạo sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng gần đây. Hương vị, giá cả, sức khỏe, sự tiện lợi là những ưu tiên hàng đầu ảnh hưởng đến việc mua các thực phẩm của người tiêu dùng, tuy nhiên tính bền vững về môi trường là yếu tố đang ngày càng được quan tâm hàng đầu. Smith-Edge giải thích: “Ăn uống dựa trên giá trị được phản ánh trong thói quen mua hàng của Thế hệ Z và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi giá trị thực phẩm từ nông nghiệp đến các công ty CPG đến bán lẻ.”

Cải tạo chăm sóc đất nông nghiệp

Những thay đổi trong chính sách quản lý của chính phủ cũng như hoạt động kinh doanh đã một phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đất. Các áp lực xây dựng hiện nay tập trung chủ yếu vào việc cải thiện, chăm sóc đất đai. Năm 2021 sẽ là năm mà các doanh nghiệp tập trung lấy lại hơi thở từ việc đóng cửa, hoạch định một lộ trình cho tương tai. Việc tối ưu hóa để tăng năng suất, đảm bảo sức khỏe của đất và tương tác với môi trường là những việc trọng yếu mà các doanh nghiệp nông nghiệp quan tâm. 

Chuỗi cung ứng lạnh cho nông sản Việt Nam 

Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu các loại nông sản và thủy sản – sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ và dễ bị tổn thương khi vận chuyển. Vì vậy, thực hiện tốt việc bảo quản trong kho và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng đến tay người tiêu dùng mới có thể mang lại giá trị nông sản cao hơn. Chuỗi cung ứng lạnh giúp kiểm soát nhiệt độ, kéo dài thời gian trưng bày thực phẩm và đảm bảo chất lượng từ nhà cung cấp đến nhà phân phối và đến các cửa hàng bán lẻ. Chuỗi cung ứng lạnh giúp kiểm soát nhiệt độ, kéo dài thời gian trưng bày thực phẩm và đảm bảo chất lượng từ nhà cung cấp đến nhà phân phối và đến các cửa hàng bán lẻ 

Hiện nay, nông sản ở thị trường nội địa phát triển tốt; và số lượng cửa hàng tiện lợi giảm, cũng làm tăng nhu cầu vận chuyển các sản phẩm bảo quản lạnh như sữa, rau quả, thịt, cá và hoa… Vì vậy, việc áp dụng dây chuyền lạnh trong sản xuất là cần thiết. Chuỗi cung ứng lạnh giúp kiểm soát nhiệt độ, kéo dài thời gian trưng bày thực phẩm và đảm bảo chất lượng từ nhà cung cấp đến nhà phân phối và đến các cửa hàng bán lẻ. 

Ông Nguyễn Quang Thanh – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tiếp vận Quốc tế Hoàng Hà cho biết: “Để đảm bảo chất lượng nông sản tốt, chuỗi cung ứng lạnh cần đảm bảo các tiêu chuẩn như nhiệt độ phù hợp cho từng loại sản phẩm, bảo quản, lưu trữ và giám sát nhiệt độ xuyên suốt, không bị gián đoạn. từ khi thu hoạch đến hệ thống phân phối thông qua hệ thống thông gió, mát mẻ… 

Tập trung vào thuế quan, logistics ngành nông nghiệp

Đại dịch gây khó khăn cho quá trình vận chuyển hàng hóa. Chi phí logistics một số thị trường trọng điểm như Mỹ hay châu Âu tăng gấp đôi kể từ khi đại dịch diễn ra, khó khăn chồng chất khó khăn. Thực trạng này tạo điểm nghẽn cho trái cây tươi, giá cao khó cạnh tranh.

Một số mặt hàng trái cây công nghệ bảo quản chưa cao nên phải đi bằng đường hàng không và sản lượng ngày càng giảm do chi phí quá cao. Chi phí logistics cao, nông sản Việt Nam khó cạnh tranh. Một số mặt hàng như trái cây khi thu hoạch theo mùa gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Thu gom trái cây đủ để sản xuất thì không đủ hợp đồng, trong khi thu gom đủ hợp đồng thì vượt năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Còn trái cây để vài ngày thì hư hỏng tăng, thất thoát làm chi phí tăng. “Sản xuất thành phẩm thì phải trữ lạnh sâu, doanh nghiệp có phát triển kho trữ nhưng không thể chạy theo cứ phát triển thêm khách hàng thì thêm kho. Doanh nghiệp cần kho trữ” – bà Thu Trúc – phó tổng giám đốc Công ty CP Chế biến thực phẩm xuất khẩu Phú Thịnh chia sẻ. 

Còn theo ông Phạm Tiến Hoài, tổng giám đốc Hanh Nguyen Logistics, chi phí logistics của nông sản Việt Nam rất cao nên mất lợi thế so với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Chi phí này chiếm 30% giá thành trong khi Thái Lan là 12,5%, thế giới 14%. Ông Hoài so sánh ví von về trái khóm Cầu Đúc Hậu Giang là “có trọng lượng cao nhưng giá trị thấp” vì từ khi trồng đến thu hoạch rồi qua rất nhiều khâu nhưng “giá khóm xuất khẩu chỉ 1.000USD/tấn trong khi nếu xuất 1 tấn điện thoại Iphone tới 2 triệu USD”. 

Việc tham gia một số Hiệp định thương mại tự do giúp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, mở cửa cho nông sản Việt tiếp cận với nhiều thị trường tiềm năng hơn. Tuy nhiên, nông sản là một trong những nhóm hàng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch… Việc đưa nông sản xuất khẩu, tiến sâu vào thị trường thế giới đang là bài toán của ngành nông nghiệp, doanh nghiệp mà cả nông dân cũng tham gia giải quyết. 

Gia tăng hàng rào phi thuế quan. Bên cạnh cam kết mở cửa thị trường thông qua việc cắt giảm thuế, nhiều nước nhập khẩu nông sản đang siết chặt hơn nữa hàng rào kỹ thuật và những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, cấp chứng thư xuất khẩu, đẩy mạnh chính ngạch, thanh kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu… Điều này gây không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông sản.

Tìm hiểu thêm: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU

test