Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

TỔNG QUAN VÀ XU HƯỚNG NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM 2023

07/12/2023

Ngành tiêu dùng là một trong những ngành trọng điểm trong nền kinh tế Việt. Đây cũng là ngành thể hiện rất rõ của đặc điểm của nền kinh tế.

TỔNG QUAN VÀ XU HƯỚNG NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM 2023

Ngành tiêu dùng là một trong những ngành trọng điểm trong nền kinh tế Việt. Đây cũng là ngành thể hiện rất rõ của đặc điểm của nền kinh tế. Do đó, nắm được các xu hướng ngành hàng tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp định hình được tiềm năng và mục tiêu của mình trong nửa sau 2023.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Innovative Hub khám phá và cập nhật những thay đổi trong xu hướng ngành hàng tiêu dùng đáng chú ý trên thị trường trong mùa lễ hội cuối năm 2023 – đầu năm 2024, đồng thời tìm hiểu sâu hơn về thói quen và hành vi của người tiêu dùng trong khoảng thời gian này.

Toàn cảnh ngành hàng tiêu dùng 2023

Tổng quan xu hướng ngành hàng tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023

Theo Tổng cục Thống kê, theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm 2023, doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.993,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 533,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2019 và năm 2023

Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2019 và năm 2023 (%)

Trong 5 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gồm lưu trú ăn uống; du lịch lữ hành và các dịch vụ khác) năm 2019 chiếm 23,7%, đến năm 2023 chỉ chiếm 21,1% (giảm 2,6 điểm phần trăm). Trong đó, nhóm hàng dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống đã giảm 1,5%, từ 12,1% (2019), xuống 10,6% (2023); dịch vụ khác giảm 0,8%, từ 10,8% xuống 10,0%.

Điều này phản ánh xu hướng tăng tỷ trọng chi tiêu hàng hóa, nhất là nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu của người dân trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.

Những thay đổi trong xu hướng mua sắm ngành hàng tiêu dùng 2023

Báo cáo mới nhất của McKinsey cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng trở nên kỹ tính hơn với 4 đặc điểm quan trọng trong hành vi và quyết định tiêu dùng. Điều này bao gồm nhận thức cao hơn về giá trị, thích sử dụng các nền tảng đa kênh, ít trung thành với các thương hiệu đồng thời tìm kiếm mục đích rõ ràng khi mua sắm.

Người tiêu dùng quan tâm hơn về các mặt hàng về sức khỏe, chăm sóc cá nhân và sản phẩm cao cấp

Theo báo cáo, người tiêu dùng có sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm gia đình và chăm sóc cá nhân, trong khi giảm việc tiêu xài cho việc ăn ngoài. Có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm như vitamin, thuốc không kê đơn, sản phẩm thể dục và chăm sóc sức khỏe cá nhân. Đồng thời, người tiêu dùng đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng có mức giá cao cấp hoặc được coi là “đáng giá tiền hơn”, trong khi các sản phẩm có giá trung bình có nguy cơ không bán được.

Người tiêu dùng thích mua sắm đa kênh và yêu cầu trải nghiệm mua sắm qua thực tế ảo

Trong thời kỳ đại dịch, hoạt động mua sắm đa kênh đang phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng phổ biến. 67-88% người tiêu dùng đã sử dụng các kênh mua sắm thay thế cho việc mua hàng trực tiếp tại cửa hàng và có ý định tiếp tục sử dụng chúng. Đồng thời, 50-75% người tiêu dùng đã nghiên cứu và mua sản phẩm thông qua các nền tảng đa kênh, cho thấy sự phổ biến của việc sử dụng các kênh này tại Việt Nam. 

Hơn 65% người tiêu dùng Việt nam tiếp tục sử dụng các kênh mua sắm không phải trực tiếp tại cửa hàng sau đại dịch

Người tiêu dùng trẻ tuổi đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là Instagram, YouTube và TikTok đã thúc đẩy quyết định mua hàng của họ. Thế hệ Z đặc biệt quan tâm đến nội dung liên quan đến chăm sóc da, trang điểm, trang sức, giày dép, sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ ăn mang về hoặc giao hàng. 

Người tiêu dùng không còn tập trung vào thương hiệu mà quan trọng về giá trị và chất lượng

Đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh, người tiêu dùng ở Việt Nam ít  trung thành với cửa hàng và thương hiệu, và thường thay đổi thói quen mua sắm. Theo khảo sát, 90% người tiêu dùng thường xuyên thay đổi cửa hàng hoặc nhãn hiệu trong ba tháng gần đây. Việc này nhằm tối ưu quá trình mua sắm của họ, đặc biệt là khi có rất nhiều ngành  hàng tiêu dùng đang thâm nhập thị trường.

Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, người tiêu dùng Việt Nam ít trung thành với một thương hiệu nhất định

Người tiêu dùng không phân biệt các cửa hàng hay thương hiệu, và họ cũng không mua những loại sản phẩm giống nhau..Một trong những lý do chính của việc này là khi họ cảm nhận được giá trị sản phẩm, như đã nói ở trên khi người tiêu dùng quan tâm hơn về chất lượng và giá trị.. Trong nửa đầu 2023, có rất nhiều thương hiệu mới gia nhập thị trường, hầu hết là các thương hiệu từ những nhà bán lẻ,  và họ được hưởng lợi rất nhiều từ xu hướng mua sắm này. Đây cũng sẽ là xu hướng mua sắm hàng tiêu dùng sắp tới trên toàn cầu.

Người tiêu dùng mua hàng có chủ đích và đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn, bền vững hơn và phù hợp với địa phương hơn

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và tính bền vững. Ví dụ, 75% người tiêu dùng có ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế từ xa, 28% hi vọng các thương hiệu quan tâm đến giá trị khách hàng và chăm sóc sức khỏe cho nhân viên. Tuy nhiên, mặc dù người tiêu dùng đánh giá cao khía cạnh bền vững, việc giúp đỡ môi trường dường như không được ưu tiên cao, chỉ có 24% quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường và 31% sẵn lòng trả phí cao hơn để hỗ trợ môi trường.

Xu hướng phát triển của ngành hàng tiêu dùng trong nửa cuối năm 2023

Sử dụng công nghệ thông minh

Công nghệ thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày

Công nghệ thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng, mang lại tiện ích và lợi ích trong việc giải trí, mua sắm và thực hiện các hoạt động khác. Công nghệ thông minh cũng cung cấp các dịch vụ tiện ích khác cho người tiêu dùng, như đặt lịch trình, quản lý tài chính cá nhân, theo dõi sức khỏe và thể dục, và thậm chí điều khiển các thiết bị trong nhà qua các ứng dụng và trợ lý ảo.

Ngoài ra, công nghệ thông minh cũng đã thay đổi cách mua sắm của người tiêu dùng. Người dùng có thể mua sắm trực tuyến thông qua các ứng dụng và trang web, tìm kiếm và so sánh giá cả, đọc đánh giá sản phẩm và thậm chí nhận giao hàng tận nơi.

Thương mại điện tử và trải nghiệm mua sắm online

xu hướng trải nghiệm mua sắm trực tuyến

Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet đã tạo ra một môi trường mua sắm trực tuyến thuận tiện và đa dạng. Sự tiện lợi, linh hoạt và tính cá nhân hóa của mua sắm trực tuyến đã tạo ra một trải nghiệm mua sắm mới và thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng.

Người tiêu dùng ở Việt Nam cũng mong muốn có trải nghiệm đa kênh (omni-channel) khi mua sắm online. Trải nghiệm đa kênh cho phép người tiêu dùng kết hợp giữa các kênh mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến để tận hưởng lợi ích và tiện ích của cả hai.

Người tiêu dùng hiện nay đã nhận ra tiềm năng của TikTok và sự kết hợp của TikTokShop và PR mang lại những lợi ích đáng kể trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng, tạo trải nghiệm mua sắm độc đáo và xây dựng lòng tin trong cộng đồng mạng. Cùng với sự phát triển của TikTok và xu hướng tiếp thị trực tuyến, việc áp dụng TikTokShop và PR sẽ tiếp tục được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng trong tương lai.

Xu hướng tiêu dùng bền vững

nhận thức về tác động của hành vi tiêu dùng lên môi trường và xã hội, và mong muốn thực hiện các lựa chọn có ý thức và có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.

Người tiêu dùng ngày càng nhận thức về tác động của hành vi tiêu dùng lên môi trường và xã hội, và mong muốn thực hiện các lựa chọn có ý thức và có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.

Cimigo cho thấy 67% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ sẽ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nhãn hiệu xanh hoặc có chứng nhận bền vững. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm và nhạy bén hơn đối với các vấn đề liên quan đến bền vững và trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm xã hội và minh bạch về nguồn gốc và thành phần của sản phẩm.

Ủng hộ hàng Việt Nam chất lượng cao

xu hướng ủng hộ hàng Việt Nam chất lượng cao, và điều này đã tạo ra một động lực tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có xu hướng ủng hộ hàng Việt Nam chất lượng cao, và điều này đã tạo ra một động lực tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Theo thông tin từ Cimigo, 82% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ sẽ ưu tiên mua hàng Việt Nam nếu có sự lựa chọn. Đây là một con số đáng chú ý, cho thấy lòng tự hào và ủng hộ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước.

Với sự ưu tiên mua hàng Việt Nam của người tiêu dùng, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội phát triển và mở rộng thị trường nội địa. Đồng thời, điều này cũng tạo động lực để các doanh nghiệp tiếp tục nâng cao chất lượng và cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Hiện nay các sản phẩm của Việt Nam không chỉ được phân phối trong nước mà còn đang mở rộng trên các kênh quốc tế, thông qua các giải pháp xuất khẩu trực tuyến như Alibaba.com. Hiện nay, Innovative Hub đang là đối tác chính thức của sàn thương mại điện tử Alibaba.com tại Việt Nam.

Tìm hiểu ngay về các giải pháp TMĐT trên sàn Alibaba.com

Tăng cường sức khỏe và tiện lợi

xu hướng tăng cường sử dụng sản phẩm sức khỏe và tiện lợi.

Sau đợt dịch COVID-19, người tiêu dùng hiện nay đang theo đuổi xu hướng tăng cường sức khỏe và tiện lợi. Trải qua những thách thức và hạn chế của đại dịch, sức khỏe đã trở thành một ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hiện nay cũng có xu hướng chọn những sản phẩm tự nhiên, hữu cơ và không chứa chất bảo quản hay hóa chất độc hại.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng mong muốn có những giải pháp tiện lợi và an toàn để tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sức khỏe. Đối với họ, việc có những phương thức tiếp cận và tương tác thuận tiện như giao hàng tận nhà, tư vấn trực tuyến, đặt lịch khám qua điện thoại… là một yếu tố quan trọng.

>>> Giải pháp xuất khẩu hàng tiêu dùng trên Alibaba.com

Kết luận

Ngành hàng tiêu dùng ở Việt Nam đang trải qua sự phát triển đáng kể và mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những thách thức cần được vượt qua để đáp ứng được nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và đảm bảo bền vững cho môi trường. Việc nắm bắt xu hướng mới và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận thành công trong ngành hàng tiêu dùng ở Việt Nam.