Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU GỖ VÀ LÂM SẢN CỦA VIỆT NAM

31/03/2023

Từ đầu năm 2022 đến nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021. Trong các tháng còn

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU GỖ VÀ LÂM SẢN CỦA VIỆT NAM

Từ đầu năm 2022 đến nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021. Trong các tháng còn lại, liệu mặt hàng đồ gỗ và lâm sản có thể duy trì được “phong độ” để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra của năm 2022, trong khi tình trạng lạm phát ở các thị trường nhập khẩu chính đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam là Mỹ và EU cũng như tình hình dịch bệnh, chính sách “Zero Covid” tại Trung Quốc đang tác động không nhỏ tới quá trình xuất khẩu ở nước ta?

Việc tăng kim ngạch xuất khẩu, xuất siêu nhóm mặt hàng đồ gỗ, lâm sản đã đóng góp tích cực và quan trọng vào tăng trưởng của ngành lâm nghiệp Việt Nam từ đầu năm 2022 đến nay cũng như nhiều năm qua.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về tình hình sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam qua bài viết sau.

Tình hình sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam năm 2020

Cũng như các ngành công nghiệp khác, ngành chế biến, xuất khẩu  gỗ và lâm sản cũng gặp nhiều khó khăn trong năm 2020 vừa qua. Tuy  nhiên kể từ quý 2 của “năm Covid”, khi Việt Nam đã khống chế được đại  dịch, thiết lập trạng thái “bình thường mới” trong đời sống, sản xuất và  thương mại thì ngành gỗ đã dần lấy lại được đà tăng trưởng, giá trị xuất  khẩu tăng đáng kể so với các tháng đầu năm. Kết quả, xuất khẩu gỗ và  lâm sản đạt 13,17 tỷ USD trong năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019,  đóng góp 31% tổng giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp, đạt 5% tổng  giá trị xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, trong tổng số hơn 13 tỷ USD mà xuất  khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đã đạt được thì có trên 10 tỷ USD là xuất siêu,  tăng 17,9% so với 2019, góp phần tạo nên thành tích thặng dư thương  mại hơn 10 tỷ USD của toàn khối nông – lâm – ngư nghiệp. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn  Xuân Cường khẳng định, năm 2020, xuất khẩu gỗ và lâm sản không những  duy trì mà vượt kế hoạch đặt ra, đóng góp lớn cho tăng trưởng của toàn  ngành Nông nghiệp. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực, sáng tạo của người  sản xuất, doanh nghiệp, hiệp hội và các đơn vị quản lý nhà nước trong  việc tận dụng các lợi thế do các hiệp định thương mại tự do mới mang lại; đổi mới, sáng tạo trong sản xuất, tiếp thị, đa dạng mẫu mã, tiến hành  tiếp thị online qua các triển lãm trực tuyến, tìm kiếm phát triển thị trường mới… và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong nước, hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Trong bối cảnh thị trường nước ngoài lẫn nội địa đang phải trải qua khủng hoảng, ngành  gỗ nước ta vẫn tăng trưởng hơn 15% so với cùng kỳ 2019, là một thành tựu lớn cho tinh thần vượt lên trên khó khăn của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam khi không ngừng cố gắng giúp chuỗi cung ứng không bị đứt  gãy và thậm chí còn phát triển hơn so với trước khi xảy ra đại dịch. Theo đánh giá của Chính phủ, ngành gỗ là một trong những ngành dẫn đầu trong việc kéo kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông – lâm sản  trong cả nước tăng lên trong thời gian vừa qua. 

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Năm 2020, Việt Nam đã trồng được 230.000 rừng tập trung. Diện  tích khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi rừng sản xuất diễn tiến theo hướng tích cực. Cùng với đó, tổng sản lượng nguyên liệu gỗ của Việt Nam ước tính đạt 21 triệu tấn, đáp ứng được 80% nhu cầu chế biến gỗ trong nước.  Tổng diện tích từng toàn quốc đạt trên 14,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng  toàn quốc ước tính đạt 42%. 

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng chỉ ra triển vọng về sự phát triển của ngành kinh tế này thời gian tới. “Bên cạnh các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch, chúng ta cũng chứng kiến những chuỗi cung ứng hoàn toàn không bị đứt gãy, thậm chí còn phát triển hơn giai đoạn trước đại dịch, điển hình như các mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm, ván trang trí… Điều này có nghĩa là sản phẩm chiến lược tạo cho doanh nghiệp Việt có bước bứt phá”, ông Lập nhấn mạnh. Vì vậy, tuy vẫn còn nhiều khó khăn từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cũng như các ảnh hưởng  từ thiên tai, địa hình và bảo vệ môi trường, ngành lâm nghiệp vẫn tự tin  đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng cao giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản trong  năm 2021 đạt 14 tỷ USD 

Tình hình xuất khẩu gỗ và lâm sản ở Việt Nam 2022

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 9,1 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ, đạt 56% kế hoạch. Xuất siêu ước đạt 7,508 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ 2021. Các thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc – chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng

Nửa đầu năm 2022, ngành sản xuất gỗ và lâm sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với giá trị xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, trở thành mặt hàng có tính chiến lược cao của nông sản Việt Nam, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 60% tổng kim ngạch. Mặc dù, có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, song ngành sản xuất gỗ và lâm sản Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Về thị trường gỗ và lâm sản, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập cho biết: Hiện tại xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ… Thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường dự báo sẽ tăng mạnh.

Hướng tới mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: Để hoàn thành mục tiêu năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 17 tỷ USD, Bộ NN&PTNT sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, hiệp hội và các bộ, ngành để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc…

Nguồn nguyên liệu cho chế biến đang là cản trở lớn nhất đối với ngành gỗ và logistics cũng là bài toán cần có lời giải để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện tại, thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 60% trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam nhưng dư địa tăng trưởng không lớn, ngành gỗ buộc phải tạo sự đột phá như số hóa, tự động hóa, hay tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ nội địa mới duy trì được tăng trưởng bền vững…

Ngành chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản vươn mình trong năm 2022

Bước sang năm 2022, ngành chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên, với mục tiêu năm tới đang được đề ra với mức từ 16,5 tỷ USD trở lên (tăng 5,7% so với năm 2021) với giá trị kim ngạch xuất khẩu là mốc thử sức mới đòi hỏi ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản cần tiếp tục có thêm nhiều nỗ lực, sáng kiến mới, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn còn hiện hữu, sẽ tiếp tục có những tác động lên hoạt động, sản xuất của ngành.

Trước bối cảnh trên, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kịch bản, kế hoạch phục hồi sản xuất để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Tiếp tục chủ động phát triển thương hiệu doanh nghiệp, thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cam kết, nói không với gỗ bất hợp pháp; đảm bảo giữ uy tín với bạn hàng đối tác.

Rõ ràng, nhìn lại kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm 2021 cho thấy, toàn ngành hàng đã thể hiện rõ tinh thần “vượt khó”, nỗ lực tháo gỡ từng khó khăn trong từng mắt xích, để vượt qua giai đoạn “màu xám” của ngành, đưa kim ngạch xuất khẩu vượt mục tiêu đề ra, đồng thời đóng góp quan trọng vào kết quả chung của kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ngành nông nghiệp. Đây là kết quả đáng mừng trong bối cảnh “đặc biệt” hiện nay, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ trên cả nước, gây khó khăn toàn diện cho đời sống kinh tế – xã hội của cả nước.

Hy vọng tinh thần “vượt khó” này sẽ được ngành duy trì và tiếp tục phát triển trong năm 2022 để đưa ngành hàng sớm đạt được mục tiêu đề ra như trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, trong đó, đến năm 2025, phấn đấu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt từ 18-20 tỷ USD.

TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NGÀNH GỖ VIỆT NAM 2022