Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU

Cập nhật ngày: 24/11/2023

Các thị trường chính của nông sản Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đa phần đều khó tính, khắt khe với những yêu  cầu cao

TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU

Các thị trường chính của nông sản Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đa phần đều khó tính, khắt khe với những yêu  cầu cao về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt phải nghiêm túc tuân thủ để có thể duy trì xuất khẩu sang các thị trường này. 

Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về những quy định tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang thị trường EU trong bài viết sau:

1. Các yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế đối với ngành nông sản

Theo ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp tại EU và Bỉ, EU là thị  trường có các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cao bậc nhất trên thế  giới. Các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc hay bảo vệ môi trường của EU đều rất khắt khe khiến các doanh nghiệp Việt gặp khó khăn để có thể đáp ứng. Rau củ quả xuất khẩu sang thị  trường này đều phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, các chứng nhận được áp dụng rộng rãi tại EU như Globalgap… Thị trường EU còn có xu hướng yêu cầu sản phẩm phải đạt nhiều loại tiêu chuẩn  khác như hữu cơ, fair-trade, 4C, Rainforest Alliance, BRC… Ngoài ra, EU  liên tục mở rộng danh mục cấm sử dụng nhiều loại hóa chất, thuốc bảo  vệ thực vật, ngay cả những loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ sử dụng cho cây trồng nhiệt đới và không sử dụng đối với cây trồng ôn đới tại EU cũng bị cấm sử dụng. 

Các quy định này tạo ra nhiều rào cản kỹ thuật  mới, cản trở tiếp cận thị trường do thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực  vật, làm tăng chi phí sản xuất, xuất khẩu… Gần đây, Ủy ban châu Âu  (EC) đã ban hành quyết định tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc bảo  vệ thực vật đối với hàng thực phẩm nhập vào EU từ nước thứ ba, trong  đó EU yêu cầu Việt Nam kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối  với 100% thanh long xuất khẩu sang EU (thay vì chỉ 10% như trước đây)  và quy định mỗi lô thanh long xuất khẩu phải có giấy chứng nhận an  toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 

Vì vậy,  để đáp ứng các quy tắc xuất xứ của Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA), các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thay đổi cách  làm việc, không thể tiếp tục thu mua nguyên liệu nông sản mà không  quan tâm đến khả năng truy được nguồn gốc. Các doanh nghiệp phải  hiểu và áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ, kiểm soát ngay  tại đồng ruộng, tăng cường liên kết chuỗi, kiểm soát tốt an toàn vệ sinh  thực phẩm, đặc biệt là chú trọng quy định, tiêu chuẩn về lao động và  môi trường… 

Tương tự, các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm của Mỹ cũng rất nghiêm ngặt, trong khi thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu lại  rất phức tạp. Australia cũng là một trong những thị trường “khó tính”  nhất thế giới đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu với nhiều quy định,  tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn sinh học, kiểm dịch khắt khe. 

2. Một số quy định của mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu sang EU

2.1 Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác

Cộng đồng Châu Âu yêu cầu rau quả tươi nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng và ghi nhãn. Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu.

2.2 Quy định về an toàn thực phẩm

Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu.

2.3 Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Các quy định của Cộng đồng Châu Âu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005. Để tuân thủ những quy định này, điều quan trọng là các nhà nhập khẩu EU xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Chính vì lý do đó, gần đây yêu cầu các nhà xuất khẩu tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc thậm chí trong trường hợp các nhà xuất khẩu tại các nước đối tác thương mại theo luật không đòi hỏi phải thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu.

2.4 Quy định kiểm dịch thực vật

Để xuất khẩu sang EU, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của EU. Các quy định được áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu.

2.5 Khai báo hải quan

Những thủ tục khai báo hải quan trong Cộng đồng Châu Âu (EU) khác nhau tùy thuộc từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo.

2.6 Chứng nhận nông sản xuất khẩu

  • Chứng  nhận ISO 14001
  • Chứng nhận về môi trường nông nghiệp

Một số tiêu chuẩn trang trại hữu cơ

Yêu cầu áp dụng trong trồng trọt: Chăn nuôi yêu cầu áp dụng:
Chọn hạt giống và nguồn thực vật Sức khoẻ vật nuôi và chăm sóc tốt.
Duy trì độ phì đất và chu trình tái tạo các chất hữu cơ. Dinh dưỡng, nuôi thả.
Nghiêm cấm việc sử dụng cây trồng biến đổi gen. Phương thức vận chuyển và giết mổ.
Đa dạng hóa cây trồng trên đồng ruộng.  
Chế biến, đóng gói và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.  
Sử dụng phân bón hữu cơ và các hợp chất hữu cơ trong việc phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại.  

2.7 Chứng nhận về xã hội

  • Thông tin về công bằng thương mại Quốc tế:
  • Chứng nhận SA 800

TÌM HIỂU THÊM: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU

test