Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

Tiềm năng xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ

29/05/2024

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 725 triệu USD, tăng 2% so với cùng

Tiềm năng xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 725 triệu USD, tăng 2% so với cùng kì 2023. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là 2 thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất, đạt lần lượt 153 triệu USD và 102 triệu USD.

Đầu năm 2024, ngành thủy hải sản Việt Nam đón nhận nhiều tín hiệu tích cực trong các hoạt động xuất khẩu. Sự phục hồi trong các hoạt động xuất nhập khẩu vào các thị trường lớn là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm

Bứt phá xuất khẩu cá tra đầu năm 2024

Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam ước đạt gần 2,7 tỷ USD, trong đó cá tra đạt 725 triệu USD, chiếm khoảng 26% tổng kim nghạch xuất khẩu toàn ngành.

Cá tra, cá ngừ và tôm là 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các thị trường tiêu thụ mạnh như Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu. Trị giá các mặt hàng cá tra xuất khẩu bao gồm:

  • Các mặt hàng cá tra giá trị gia tăng (GTGT – HS16) như cá viên, phi lê, phi lê tẩm bột đạt 11 triệu USD.

  • Cá tra tươi/khô/đông lạnh (HS 03, trừ HS 0304) đạt 100 triệu USD.

  • Cá tra phi lê đông lạnh (HS0304) đạt 469 triệu USD.

Xuất khẩu cá tra vào các thị trường trọng điểm

Các thị trường lớn xuất khẩu bao gồm:

  • Trung Quốc và Hongkong: 153 triệu USD (↓17%).

  • Mỹ: 109 triệu USD (↑19%).

  • EU: 56 triệu USD (↓7%).

  • CTTPP: 81 triệu USD (↑7%).

  • Brazil: 38 triệu USD (↑51%).

Ở các thị trường lớn, nhu cầu tiêu thụ cá tra đang có rất nhiều cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác. Điểm đáng chú ý là sự phát triển ở các thị trường nhỏ hơn, tiêu biểu là Brazil, với mức tiêu thụ tăng 51%. Đây có thể là tác động tích cực từ các văn kiện hợp tác được kí kết vào tháng 09/2023, thúc đẩy mạnh mẽ về ngoại giao và kinh tế giữa Việt Nam và Brazil.

Tiềm năng xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ

Tổng quan thị trường

Trong quý 1 2024, Mỹ liên tục nhập khẩu các sản phẩm cá tra và cá tra GTGT từ Việt Nam. Tính đến hết tháng 4 2024, tổng lượng nhập khẩu của Mỹ với các mặt hàng cá tra Việt Nam đạt 102 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ 2023.

các sản phẩm cá tra GTGT tăng 8.5 lần, và đạt được 860 nghìn USD so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, 01/2024 và 04/2024, Mỹ nhập khẩu mạnh các mặt hàng cá tra GTGT, đạt lần lượt 295 nghìn USD và hơn 300 nghìn USD, tăng trưởng vượt bậc so với 2023.

Bên cạnh đó, phi lê cá tra đông lạnh vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Trong 4 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu phile cá tra đông lạnh đạt 100 triệu USD, chiếm 98% tổng tỷ trọng xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Bên cạnh đó, các mặt hàng cá tra khác lại có sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên vẫn đạt 1 triệu USD trong giá trị xuất khẩu.

Cơ hội thị trường

Nhu cầu thị trường tăng cao

Hiện nay, người tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng gia tăng tiêu thụ thịt trắng. Với xu hướng gia tăng cá và hải sản trong các bữa ăn hằng ngày, nhu cầu tiêu thụ dòng sản phẩm này của người Mỹ đang tăng nhanh trong thời gian gần đây. Phi lê đông lạnh và các sản phẩm đã chế biến (sản phẩm GTGT) vẫn là những phân loại sản phẩm được ưa chuộng bởi người tiêu dùng, phục vụ chính trong các bữa ăn và chế biến trong các nhà hàng.

Nguồn cung các sản phẩm thay thế giảm mạnh

Trong thời gian gần đây, nguồn cung các sản phẩm thịt trắng cho thị trường Mỹ đang giảm. Trong 02/2024, kim ngạch nhập khẩu cá rô phi tươi từ Columbia và Mexico giảm mạnh lần lượt 16% và 84% so với cùng kỳ 2023. Brazil là thị trường xuất khẩu cá rô phi đáng chú ý khi tăng 49% chi trong Q1/2024, tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cung ứng và yêu cầu chứng nhận của Mỹ.

Sản phẩm được ưa chuộng

Các sản phẩm cá tra Việt Nam đã được thị trường Mỹ ưa chuộng từ những năm 2000. Ưu thế về chất lượng và khả năng chế biến đa dạng giúp cá tra thâm nhập rất tốt thị trường này. Điều này thể hiện rất rõ ở các sản phẩm chế biến sẵn trở thành xuất khẩu chủ lực trong mảng cá tra, bao gồm các sản phẩm phi lê đông lạnh, các sản phẩm cá viên, cá phi lê tẩm bột,…

Các yếu tố khác

Trong bối cảnh địa chính trị có nhiều bất ổn, cũng như các rủi ro về an ninh cung ứng, các sản phẩm Việt Nam được ưa chuộng với nguồn cung ổn định và giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, Việt Nam đang được Mỹ xem xét công nhận là nền kinh tế thị trường, và đang từng bước thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo tiền đề thúc đẩy cho các doanh nghiệp Việt tiến vào thị trường màu mỡ này.

Chiến lược xâm nhập thị trường

Đối với các thị trường lớn và tiềm năng như Mỹ, tất nhiên sẽ có rất nhiều cạnh tranh với các đơn vị nội địa và các quốc gia khác. Do đó, doanh nghiệp cần phải có các chiến lược cụ thể, tìm hiểu kỹ các quy định thị trường và có các kênh bán hàng phù hợp.

Quy định thị trường

Để tham gia thị trường Mỹ, bạn cần có chứng chỉ FDA. Đây là chứng chỉ riêng biệt dành cho các mặt hàng có ảnh hưởng tới sức khỏe, bao gồm cả thủy hải sản. Bên cạnh đó, các loại giấy như chứng nhận nguồn gốc xuất xứ cũng quan trọng để được hưởng các ưu đãi thuế quan trong quá trình xuất nhập khẩu.

image.png

Do các quy định này, việc chuẩn bị sớm các chứng chỉ sẽ vô cùng có lợi cho doanh nghiệp ngay từ giai đoạn cạnh tranh và thương lượng với đối tác. Do thời gian được cấp chứng chỉ dài, các đối tác nội địa sẽ ưu tiên nhập các nguồn hàng đã có sẵn các chứng chỉ cần thiết. Do đó, chuẩn bị sớm FDA và chứng chỉ chứng nhận nguồn gốc sẽ giúp bạn chiến thắng ngay từ những bước sớm nhất.

Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng trên thị trường Mỹ

Một trong những cách cơ bản nhất để tiếp cận thị trường Mỹ là thông qua các hội thảo, sự kiện và các mối quan hệ. Tuy nhiên, quá trình này sẽ tương đối chậm và bị động cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm.

Hiện nay có rất nhiều nền tảng thương mại điện tử dành cho mảng B2B xuất khẩu, điển hình như Amazone, Alibaba.com hay 1688. Đối với thị trường Việt Nam, Alibaba.com đang là nền tảng phù hợp nhất cho tìm kiếm đối tác và xuất khẩu đơn hàng lớn.

Hiện nay, Alibaba.com đã hợp tác với Bộ Công thương, trong kế hoạch thúc đẩy sản phẩm Việt trên các nền tảng quốc tế. Các sản phẩm Việt cũng rất được ưa chuộng trên nền tảng này do giá cả, chất lượng và sự đa dạng sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp ở mọi quy mô, chỉ cần có khả năng sản xuất, có thể cạnh tranh trên Alibaba.com và tìm kiếm các khách hàng quốc tế phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Doanh nghiệp Việt hoạt động trên sàn Alibaba.com

Đây là một phần trong chuỗi bài viết về xuất khẩu sang các thị trường phát triển. Nếu độc giả có nhu cầu tư vấn xuất khẩu, xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của Innovative Hub Việt Nam sẽ liên hệ quý khách trong vòng 1-2 ngày làm việc.

Tìm hiểu thêm về các bài viết về ngành hàng và thị trường khác:

Đăng ký để tư vấn xuất khẩu ngay!