THÁCH THỨC CỦA LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHI CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Cập nhật ngày: 24/11/2023
Cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc trên thế giới cũng có những tác động tiêu cực đến xuất khẩu gỗ và ngành lâm nghiệp chế biến gỗ xuất
Cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc trên thế giới cũng có những tác động tiêu cực đến xuất khẩu gỗ và ngành lâm nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Sự gia tăng cạnh tranh của các nước sản xuất chính trên thế giới về giá cả, mẫu mã, chất lượng, đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến gỗ xuất khẩu của các nước ASEAN.
Cùng Innovative Hub tìm hiểu về những thách thức của ngành gỗ và lâm nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong bài viết sau.
Tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp và ngành công nghiệp gỗ đối với Việt Nam
Ngành lâm nghiệp và ngành công nghiệp gỗ Việt Nam là ngành có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế và kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm và sinh kế cho hàng triệu nông dân và người lao động. Việt Nam có hơn 4.500 doanh nghiệp chế biến và kinh doanh gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm khoảng 95%. Trong vòng 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã tăng từ 3,4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2010 lên 11,2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019, các sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Tại sao Việt Nam và EU quyết định tham gia Hiệp định VPA/FLEGT?
Hiệp định VPA/FLEGT giúp Việt Nam đồng thời giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp, cải thiện công tác quản lý rừng, hoàn thiện các quy định đối với ngành công nghiệp gỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, và tăng cường cơ hội cho sản phẩm gỗ tại thị trường EU và các thị trường khác. EU tham gia Hiệp định VPA/FLEGT với Việt Nam là một phần trong nỗ lực loại bỏ gỗ bất hợp pháp khỏi thị trường EU trên cơ sở Kế hoạch hành động của EU về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT). Kế hoạch hành động về FLEGT, được thông qua năm 2003, là phản ứng của EU đối với các quan ngại ngày càng tăng tại EU và các nước thành viên về các tác động tiêu cực của tình trạng khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Kế hoạch hành động này nhằm giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp thông qua việc tăng cường quản lý rừng bền vững và hợp pháp, cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ được sản xuất hợp pháp.
Thách thức khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Ngành Gỗ và lâm nghiệp Việt phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong thời gian tới. Thương mại toàn cầu có những tín hiệu khởi sắc nhưng quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các nền kinh tế đang có sự cạnh tranh gay gắt: Hàn Quốc và Mỹ là hai thị trường mà ngành gỗ xuất khẩu nhiều nhất đều “giơ thẻ” (điều tra chống lẩn tránh thuế). Đây là điều hết sức nguy hiểm cần phải lưu ý. Vì vậy, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp cần phải tiếp tục đẩy nhanh việc trồng rừng, nếu không có cái này thì không có ngành xuất khẩu gỗ. Để ngăn chặn điều việc điều tra chống lẩn tránh thuế, Ông Phạm Văn Điển cho rằng ngành lâm nghiệp đã đưa ra các giải pháp nói không với gỗ bất hợp pháp trong chiến lược, kịch bản chỉ đạo, phát triển của ngành. Việt Nam cũng đã tham gia ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với EU. Hiệp định này có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý nhằm cải thiện quản lý rừng và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp từ Việt Nam sang EU. “Cách đây 3 tuần, trong một hội nghị hỗn hợp cấp Chính phủ giữa Việt Nam và EU, phía EU đã ghi nhận Việt Nam đang triển khai rất tốt Hiệp định VPA/ Flegt”, ông Phạm Văn Điển cho biết. Đồng thời Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam.
Tình trạng chặt cây, đào cây từ rừng mang đi tiêu thụ vẫn còn là một trong những vấn nạn hiện nay trong khi các chính sách khoanh nuôi, bảo vệ phát triển rừng rất nhiều nhưng chưa thỏa đáng, đủ sức tích cực để kích thích người dân tham gia. Các quốc gia trồng rừng và cung cấp nguyên liệu lớn trong khu vực đã và đang có những chính sách hạn chế, quản lý chặt chẽ việc khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Nâng cao nhận thức của người dân và Chính phủ về bảo vệ môi trường.
Về yếu tố chủ quan, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam hiện chưa thực sự mạnh, thiếu tính bền vững (đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn vay, ít có khả năng đầu tư công nghệ và quy trình quản lý chuỗi tiên tiến, chủ yếu là gia công, phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng, thiết kế cũng như mẫu mã của khách hàng,..). Doanh nghiệp chế biến gỗ mất cân đối, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và miền Đông trong khi các tỉnh miền Bắc Trung Bộ, Trung Bộ còn thiếu nhà máy, khu công nghiệp. Điều này dẫn đến logistics cao, thu mua nguyên liệu của người dân thấp, không kích thích được tái tạo, phát triển rừng.
Theo ông Phạm Văn Điển – phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp – việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP… không tránh khỏi hàng nước ngoài trà trộn, giả mạo xuất xứ hàng Việt để xuất khẩu, hưởng thuế suất 0%, đây là nguy cơ cực kỳ lớn. Vì vậy, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam tuyệt đối không “tiếp tay” cho hành động này, phối hợp với cơ quan chức năng ngăn chặn tận gốc vấn đề này.
Sự cạnh tranh của Việt Nam về các yếu tố như nhân công, lao động không còn chiếm ưu thế như trước. Nguồn nguyên liệu của ngành gỗ và lâm sản còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu mặc dù chúng ta có nhiều lợi thế về tài nguyên. Việt Nam nhập khẩu khoảng 10 triệu m3 gỗ nguyên liệu để chế biến, ngoài ra việc kiểm soát nguồn gốc chất lượng gỗ nhập khẩu vẫn chưa được chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Chưa có chính sách tổng thể, đồng bộ để tạo sức bật cho toàn ngành, trong đó ngành chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn mang tính tự phát, tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành chưa cao, tạo áp lực cạnh tranh trong nội bộ và làm suy yếu khả năng cạnh tranh toàn ngành.
Nguồn lao động cũng là một trong những khó khăn của ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản khi chỉ có khoảng 40% lao động có trình độ chuyên môn, còn lại là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn thấp.
Thị trường EU quan trọng như thế nào đối với sản phẩm gỗ Việt Nam
EU là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ quan trọng của Việt Nam bên cạnh các thị trường xuất khẩu khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt trên 1,03 tỷ đô la Mỹ, tăng 15,8% so với năm 2018, chiếm 9,2% thị phần xuất khẩu. EU là một thị trường quan trọng của Việt Nam bởi vì các sản phẩm chính dành cho người tiêu dùng EU là các sản phẩm gỗ nội và ngoại thất có giá trị cao.
Các thị trường khác ngoài EU có quy định về gỗ hợp pháp
Úc, In-đô-nê-xi-a, Na-uy, Mỹ và 28 nước thành viên EU cũng đã thông qua quy định pháp luật nhằm ngăn chặn gỗ bất hợp pháp đi vào thị trường. Thụy Sỹ đang xem xét thông qua quy định pháp luật tương tự. Tháng 10/2018, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á thực hiện quy định pháp luật bắt buộc về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nội địa và nhập khẩu. Sản phẩm gỗ được xác minh là hợp pháp theo các quy định của VPA/FLEGT được coi là tuân thủ các yêu cầu về tính hợp pháp theo quy định pháp luật mới của Hàn Quốc.
TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NGÀNH GỖ VIỆT NAM 2022