Tận dụng FTA và thương mại điện tử để mở rộng thị trường

Cập nhật ngày: 13/12/2024

Việt Nam đã vươn lên trở thành 1 trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng,

Tận dụng FTA và thương mại điện tử để mở rộng thị trường

Việt Nam đã vươn lên trở thành 1 trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng, đạt hơn 12,5% mỗi năm. Thành tựu này có được là nhờ vào việc ký kết Hiệp định thương mại tự do FTA.  Đây chính là cánh cửa mở ra cơ hội kết nối, hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế toàn cầu. 

Vậy FTA là gì, Việt Nam đã ký kết thành công những FTA nào?, tầm quan trọng ra sao, tận dụng FTA và thương mại điện tử như thế nào để giúp mở rộng thị trường hiệu quả. Hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu trong bài viết này. 

Tổng quan về thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử đang ngày càng chứng minh được sức nóng hơn bao giờ hết. Đây là “sân chơi” mà không một quốc gia nào có thể nằm ngoài cuộc. Ước tính có khoảng 2,14 tỷ người trên toàn thế giới mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến trong năm 2023.

Bên cạnh thương mại điện tử nội địa thì thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Cùng đi vào tìm hiểu về TMĐT xuyên biên giới ở bên dưới đây.

Thương mại điện tử xuyên biên giới là gì?

Thương mại điện tử xuyên biên giới (Cross-border e-commerce) hiểu đơn giản là hình thức mua bán trực tuyến thông qua thương mại điện tử giữa bên mua và bên bán là người ở 2 quốc gia khác nhau. Mô hình này mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận dễ dàng hơn đến thị trường lớn, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Ví dụ, khách hàng Trung Quốc tìm kiếm và mua sản phẩm của Việt Nam trên Alibaba.com. Quy trình đặt hàng và thanh toán hoàn tất thì hàng hoá sẽ được vận chuyển đến cho khách hàng thông qua các cảng quốc tế. 

Thương mại điện tử xuyên biên giới

Các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng TMĐT xuyên biên giới ra đời đáp ứng nhu cầu người dùng đa dạng như Etsy, AliExpress, eBay, 1688,… Tuy nhiên, 2 nền tảng thương mại lớn nhất và phổ biến đối với người dùng tại Việt Nam phải kể đến là Alibaba.com, Amazon.

Nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com

Đây là một trong những sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hàng đầu trong lĩnh vực B2B. Hiện tại, Alibaba.com có đến hơn 40 triệu người dùng với phạm vi hoạt động trên hơn 190 quốc gia. Điều này mang đến một môi trường lý tưởng để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm và giao dịch với các nhà cung cấp và đối tác quốc tế, đặc biệt là khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, châu Âu và khu vực Đông Nam Á. 

Nền tảng thương mại xuyên biên giới Alibaba.com

Nền tảng Amazon

Amazon là sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động cả 2 mô hình gồm B2C và B2B. Các dịch vụ của Amazon phủ sóng trên 190 quốc gia với tổng lượt truy cập hàng tháng của Amazon hiện tại là 2 tỷ lượt. 

Nền tảng này không chỉ là kênh bán hàng mà còn là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về tiếp cận thị trường, quản lý vận hành và phát triển thương hiệu trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới.

>> Đọc thêm để tìm hiểu về các nền tảng thương mại B2B phổ biến

Để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp khi tham gia vào các nền tảng TMĐT xuyên biên giới, không thể thiếu được vai trò quan trọng của các hiệp định thương mại tự do FTA. Cùng đi vào tìm hiểu chi tiết về FTA ở bên dưới. 

Tổng quan về các FTA của Việt Nam (tính tới 2024)

Thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do FTA, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những hiệp định này không chỉ tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn thúc đẩy vốn đầu tư, cải tiến công nghệ, và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

FTA là gì?

Hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia, trong đó các bên cam kết thực hiện các nghĩa vụ nhất định nhằm thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ, đồng thời bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực liên quan khác.

Theo nguyên tắc thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được trao đổi qua biên giới quốc tế với mức thuế quan rất thấp hoặc miễn thuế hoàn toàn. Đồng thời, các rào cản thương mại như hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ sẽ được loại bỏ hoặc giảm thiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế.

Hiệp định thương mại tự do FTA

Các FTA đã được kí kết hiện tại

Tính đến tháng 8/2023, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều quốc gia và khu vực, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy giao thương quốc tế. 

Các FTA gần đây nhất mà Việt Nam tham gia gồm CPTPP (có hiệu lực từ 14/01/2019), EVFTA (có hiệu lực từ 01/08/2020), và UKVFTA (có hiệu lực từ 01/01/2021).

Dưới đây là danh sách 16 FTA mà Việt Nam đã ký kết:

  1. ASEAN – AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN).

  2. ASEAN – Ấn Độ.

  3. ASEAN – Hàn Quốc.

  4. ASEAN – Hồng Kông (Trung Quốc).

  5. ASEAN – Nhật Bản.

  6. ASEAN – Trung Quốc.

  7. ASEAN – Úc/New Zealand.

  8. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP/TPP11).

  9. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP – ASEAN+5).

  10. Hiệp định Việt Nam – Chi Lê.

  11. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

  12. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

  13. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU).

  14. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.

  15. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA).

  16. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Israel (VIFTA).

Ngoài ra, hiện có 3 FTA Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán bao gồm:

  1. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EFTA (bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein).

  2. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Canada.

  3. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – UAE.

Nếu đàm phán thành công, Việt Nam sẽ tham gia tổng cộng 19 hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và khu vực, mở rộng hơn nữa các cơ hội giao thương và hợp tác kinh tế quốc tế.

>> Đọc thêm về cách Tận dụng EVFTA để tham gia thị trường châu Âu

Các FTA Việt Nam đã ký kết

Việt Nam phát triển thị trường sau các FTA

Sau khi tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, Việt Nam đã và đang tận dụng các cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. 

Việt Nam phát triển thị trường sau các FTA

Dưới đây là những lợi ích mà FTA đã mang lại cho Việt Nam:

Ưu đãi thuế quan vượt trội

Các FTA mang lại ưu đãi lớn như giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Điển hình như trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ 85,6% dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, giúp hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn tại thị trường quốc tế.

Thúc đẩy tỷ lệ nội địa hóa

Quy định chặt chẽ về xuất xứ khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nguyên liệu trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Điều này không chỉ tăng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu mà còn giúp giảm chi phí sản xuất và cải thiện năng lực cạnh tranh.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Tham gia FTA giúp Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường mới, giảm sự lệ thuộc vào một vài đối tác lớn và hạn chế rủi ro kinh doanh. Việt Nam đã trở thành một trong 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 12,5%.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Các FTA tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các đối tác lớn như Hàn Quốc (70,6 tỷ USD vốn FDI), Nhật Bản (60,3 tỷ USD) và Singapore. Điều này không chỉ mang lại nguồn vốn mà còn thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại và phát triển công nghệ xanh.

Cải tiến công nghệ và phát triển bền vững 

Các yêu cầu về quy tắc kỹ thuật và môi trường trong FTA thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào công nghệ cao, sản xuất tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đây là động lực quan trọng để nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Như vậy, việc Việt Nam tham gia vào FTA đã đem đến rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Doanh nghiệp biết cách tận dụng FTA và thương mại điện tử sẽ là điều kiện thuận lợi giúp mở rộng thị trường, tối ưu hoá lợi ích.

Tận dụng FTA và thương mại điện tử để phát triển doanh nghiệp

Với ưu đãi thuế quan từ các FTA và sự hỗ trợ của các nền tảng TMĐT xuyên biên giới, doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường, và xây dựng thương hiệu toàn cầu.

Giải pháp thương mại điện tử xuyên biên giới Alibaba.com

Đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất đang tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thì sự hỗ trợ từ các nền tảng xuyên biên giới như Alibaba.com chính là giải pháp hiệu quả, giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng từ các FTA. 

Alibaba.com là 1 thị trường vô cùng rộng lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu, nền tảng này có hợp tác với Bộ Công Thương tổ chức rất nhiều chương trình thúc đẩy giao thương hỗ trợ doanh nghiệp. 

Không những hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc mở rộng mạng lưới kết nối với khách hàng quốc tế, Alibaba.com còn giúp giải quyết vấn đề về tính an toàn trong các giao dịch xuyên biên giới thông qua Trade Assurance. Tính năng này đóng vai trò trung gian, đảm bảo người mua nhận hàng đúng chất lượng và người bán nhận được thanh toán đầy đủ theo thỏa thuận. Điều này tăng độ tin cậy và minh bạch cho cả hai bên.

>> Tìm hiểu từ A->Z về nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com

Giải pháp thương mại điện tử xuyên biên giới Alibaba.com

Xây dựng doanh nghiệp và vận hành thương hiệu trên Alibaba.com cùng Innovative Hub

Innovative Hub là đại lý chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam, chuyên cung cấp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và vận hành hiệu quả trên nền tảng này. 

>> Tìm hiểu thêm về dịch vụ của Innovative Hub

Đã có rất nhiều doanh nghiệp hợp tác cùng Innovative Hub và đạt được sự tăng trưởng vượt trội trên Alibaba.com. Tiêu biểu phải kể đến là Công ty Cổ phần cà phê Mê Trang, Công ty Centic Việt Nam, Công ty SXTMDV Hành Sanh,…

Xây dựng doanh nghiệp và vận hành thương hiệu trên Alibaba.com cùng Innovative Hub

Như vậy, FTA là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp Việt nắm bắt và gia nhập đường đua xuất khẩu để bứt phá trong năm mới. sau khi ký kết các hiệp định thương mại tự do FTA, Việt Nam đã có được những bước tiến rất tốt trong việc xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường. 

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm về thị trường, sản phẩm và các giải pháp xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử, cũng như tận dụng lợi thế từ FTA hãy liên hệ Innovative Hub để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia.

Đăng ký tư vấn xuất khẩu cùng Innovative Hub ngay hôm nay!

Nguồn: vneconomy.vn

test