fbpx

Tài liệu miễn phí

EBOOK: PHÂN TÍCH NHU CẦU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ NGÀNH NỘI THẤT CỦA VIỆT NAM

11/12/2020
EBOOK: PHÂN TÍCH NHU CẦU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ NGÀNH NỘI THẤT CỦA VIỆT NAM

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NGÀNH NỘI THẤT VIỆT NAM NĂM 2020

Nội thất là một trong những nhóm ngành có mức tăng trưởng trong sản xuất và kim ngạch xuất khẩu luôn đạt mức cao.

Theo khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy Ngành nội thất nằm trong TOP 10 sản phẩm được mua bán phổ biến nhất trên các sàn giao dịch điện tử tại Việt Nam năm 2019. Cụ thể, đồ nội thất đứng thứ 8 trong danh sách 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất gồm: Quần áo, giày dép; điện tử, điện lạnh; mẹ và bé; sách, văn phòng phẩm; thủ công, mỹ nghệ; linh, phụ kiện; hóa mỹ phẩm; đồ nội thất; thực phẩm, đồ uống; đồ ăn nhanh.

Ngành nội thất có xu hướng tăng trưởng mạnh do thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt phát triển mạnh nhất là mảng Trang trí nhà cửa (Home Decor).

Nhu cầu mua sắm nội thất hiện nay của người tiêu dùng cũng chia ra nhiều phân khúc, các khách hàng hiện nay đang quan tâm nhiều hơn về không gian sống, chú ý đến tính thẩm mỹ, nghệ thuật của các đồ dùng nội thất chứ không còn mang tính cảm quan như trước đây. Hành vi mua sắm cũng cũng thay đổi từ tìm hiểu theo phương thức truyền thống là đến trực tiếp cửa hàng sang tìm hiểu về sản phẩm trên các trang web nội thất, website thương mại điện tử bán đồ nội thất trực tuyến.

Đối với xuất khẩu ngành nội thất, theo báo cáo của Bộ Công thương, trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,9 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy có nghĩa là các mặt hàng nội thất của Việt Nam hiện đang rất được ưa chuộng tại thị trường quốc tế.

CƠ HỘI XUẤT KHẨU NGÀNH NỘI THẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT

Theo Bà Thái Lê Hương, quản lý Marketing Công ty Cozy Living cho biết: “Mức độ tăng trưởng của mặt hàng nội thất đang đạt khoảng 30%/năm”. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang chú trọng sản xuất nội thất có chất lượng cao, tập trung đa dạng mẫu mã, tính thẩm mỹ của sản phẩm để phù hợp với nhiều không gian sống khác nhau.

Các thị trường lớn nhập khẩu hàng nội thất của Việt Nam là Mỹ, Canada, Nhật bản và các nước EU. Đặt biệt cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra năm 2019, các Hiệp định thương mại quốc tế được ký kết và có hiệu lực trong năm 2020 là những yếu tố rất có lợi cho xuất khẩu Việt Nam.

ALIBABA.COM & GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU NỘI THẤT TRỰC TUYẾN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT:

Theo đánh giá của Bộ Công thương: “Mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp còn khá sơ khai. Doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm, chưa thấy hết được lợi ích, hiệu quả mà ứng dụng Thương mại điện tử mang lại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện rõ ở số lượng website của các doanh nghiệp chưa nhiều, thông tin trên các website của doanh nghiệp không được thường xuyên cập nhật, chỉ dừng lại ở việc giới thiệu doanh nghiệp và hàng hóa, không có chức năng nhận đơn hàng, bán hàng qua mạng nên rất hạn chế thu hút khách hàng, đối tác, nhất là đối tác nước ngoài”.

Hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận với khách hàng qua nền tảng Thương Mại Điện Tử quốc tế, Alibaba.com đã có những giải pháp, cung cấp các dịch vụ thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng website B2B lớn nhất thế giới.

Cùng Innovative Hub – Đại lý Alibaba Việt Nam tìm hiểu về Quá trình tiếp cận với khách hàng thế giới qua nền tảng Thương mại điện tử Alibaba và Cơ hội xuất khẩu ngành nội thất của các doanh nghiệp Việt Nam qua Ebook: PHÂN TÍCH NHU CẦU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ NGÀNH NỘI THẤT CỦA VIỆT NAM

Xem bản PREVIEW ở link bên dưới hoặc ĐĂNG KÝ nhận full Ebook TẠI ĐÂY