Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

TÁC ĐỘNG CỦA COVID 19 ĐẾN NỀN CÔNG NGHIỆP F&B

19/06/2023

Ngành F&B nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Theo đánh giá của Vietnam Report 2020, ngành FMCG Việt Nam dự báo tăng trưởng từ 5 – 6%

TÁC ĐỘNG CỦA COVID 19 ĐẾN NỀN CÔNG NGHIỆP F&B

Ngành F&B nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Theo đánh giá của Vietnam Report 2020, ngành FMCG Việt Nam dự báo tăng trưởng từ 5 – 6% trong 2020 – 2025 với tác động đáng kể từ Covid-19: 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh. Đại diện một số doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cho biết họ đã tăng công suất hoạt động lên khoảng 30% để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về những tác động của Covid 19 đến nền công nghiệp F&B qua bài viết sau.

1. Tác động nặng nề của Covid-19

Giai đoạn khi đại dịch bùng phát

Kể từ khi bùng phát, dịch Covid-19 đã khiến nền công nghiệp F&B phải đối mặt với nhiều sự khốn đốn, những hậu quả tồi tệ nhất và gánh nặng khôi phục và duy trì sự sống của doanh nghiệp. Tác động mạnh mẽ của dịch bệnh trải dài trên mọi phương diện của ngành F&B, từ sản xuất đến chuỗi cung ứng, phân phối và cả bán lẻ, dịch vụ ăn uống. Trên thế giới đã có những trường hợp phải cắt giảm, đóng cửa một phần hoặc thậm chí là tuyên bố phá sản, khiến người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng. 

Các hoạt động nông nghiệp cũng bị đình trệ khiến nỗi lo về thiếu hụt trong cung cấp lương thực ngày một tăng cao. Cùng với đó là tâm lý hoảng loạn của người tiêu dùng, họ đổ xô mua sắm lương thực, thực phẩm và đồ uống để dự trữ khiến tình trạng thiếu hụt càng trầm trọng, tạo ra chênh lệch khoảng cách giữa người có điều kiện dự trữ và người không có khả năng.

Nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng tình trạng khủng hoảng này sẽ còn kéo dài ít nhất là đến khi thế giới tìm ra được phương pháp điều trị hoặc vaccine chữa Covid-19. Như vậy các nhà sản xuất, phân phối thực phẩm và đồ uống sẽ còn phải đối mặt với những hậu quả của đại dịch trong một khoảng thời gian dài nữa. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng, trong khi ngành công nghiệp thịt cũng dự kiến sẽ trải qua một đợt suy thoái do thói quen ăn uống của người tiêu dùng thay đổi. 

Với thực trạng đáng báo động hiện nay, các nhà quản lý ngành F&B phải đối mặt với rất nhiều thách thức, sự cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt và chỉ cần một thay đổi thôi cũng đã ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Sự thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, giá thực phẩm và đồ uống, khẩu vị toàn cầu và công nghệ tiên tiến được dự đoán sẽ mang lại những biến đổi sâu rộng trong lĩnh vực này trong vài năm tới. Tuy có nhiều khó khăn nhưng ngành F&B được dự đoán sẽ đạt được mức tăng trưởng tốt trong tương lai. 

Giai đoạn sau đại dịch

Là quốc gia châu Á duy nhất được Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022, Việt Nam đang là điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế u ám toàn cầu, vững vàng kiên định và phục hồi mạnh mẽ kể từ đợt suy giảm do làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 vào thời điểm này năm ngoái. Sự hồi phục diễn ra tại hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, trong số đó có ngành Thực phẩm – Đồ uống (F&B). Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho thấy, gần 90% số doanh nghiệp trong ngành đã đạt năng suất hoạt động trên 80% mức trước đại dịch, thậm chí trên 60% trong số đó đã vượt mức trước đại dịch.

Động lực tăng trưởng của ngành F&B trong giai đoạn vừa qua đến từ 2 nguồn chính. Thứ nhất, sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa. Thống kê cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.679,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Thêm vào đó, khách quốc tế đến nước ta đạt 1,441 triệu lượt người, gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2019 – khi chưa xảy ra dịch Covid-19, như vậy dư địa hồi phục và tăng trưởng của khách quốc tế còn rất nhiều.

Thứ hai, xu hướng dịch chuyển từ các kênh truyền thống sang hiện đại được định hình bởi giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Y và Z. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng, phần lớn giới trẻ tại các thành phố lớn mua sắm thực phẩm – đồ uống thông qua các kênh hiện đại: siêu thị, đại siêu thị (98%), online (67%) và cửa hàng tiện lợi (41%).

Chuyển đổi số khoác “áo mới” cho ngành F&B

Một biến chuyển mới với ngành F&B trong năm vừa qua đó là 82,8% doanh nghiệp F&B bắt đầu hành trình chuyển đổi số. Trước tiên, hành vi của khách hàng thay đổi với tốc độ chưa từng có trong và sau đại dịch, đặc biệt trong lựa chọn hình thức thanh toán.

Báo cáo cho thấy trong gần 4.000 người tham gia khảo sát hầu hết thực khách ưa thích hình thức thanh toán chuyển khoản, với tỷ lệ là 72,9% cao hơn 12,4% so với thanh toán bằng tiền mặt. Hình thức quét QR code điển hình như VietQR cũng đang dần trở nên phổ biến từ quý 2/2022, chiếm 28,4% thực khách yêu thích sử dụng.

Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2022 cũng tăng trưởng gấp 3 lần so với trước khi dịch bệnh bùng phát, ở mức gần 30 nghìn tỷ đồng.

Kết quả nghiên cứu ngành thương mại điện tử trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống ghi nhận có khoảng 12.23 triệu người đặt giao đồ ăn qua các nền tảng trực tuyến và tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng hằng năm là 17,5%, tương đương với 1,8 triệu người.

Song hành cùng sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng, trong năm 2022, số lượng các cửa hàng ăn uống tham gia số hóa vận hành đã tăng lên đáng kể. Bởi trong thời kỳ phong tỏa do đại dịch đưa đến một bài học thấm thía cho các thương hiệu kinh doanh ẩm thực tối ưu nhân sự, tối ưu vận hành, tiếp cận khách hàng online… 

Không chỉ dừng lại ở phần mềm quản lý bán hàng đơn thuần, hiện nay rất nhiều thương hiệu nghiêm túc đánh giá vai trò của công nghệ trong nhiều nghiệp vụ quan trọng khác như: chăm sóc khách hàng, quản trị nhân sự, quản trị mua hàng…, từ đó giảm bớt việc quản lý cửa hàng theo cảm xúc, phỏng đoán mà dựa nhiều hơn vào các báo cáo, dữ liệu do các sản phẩm công nghệ mang lại.

Rõ ràng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và việc áp dụng công nghệ sẽ mang tới lợi thế cạnh tranh vượt trội cho các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh này. Tuy nhiên, có tới 46,5% doanh nghiệp F&B vẫn chưa bán hàng trực tuyến.  Ở chiều ngược lại, với các đơn vị tham gia bán hàng trực tuyến, GrabFood và ShoppeFood hiện là hai ứng dụng được ưa chuộng nhất với lần lượt 29% và 27,8% đơn vị kinh doanh F&B lựa chọn. Hotline được chọn nhiều thứ 3 với 25,4%…

TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG F&B