SỰ KHÁC NHAU GIỮA NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ALIBABA.COM VÀ ALIEXPRESS
Cập nhật ngày: 06/01/2021
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nói riêng và kinh doanh trên nền tảng Thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung, nền tảng Thương mại
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nói riêng và kinh doanh trên nền tảng Thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung, nền tảng Thương mại điện tử Alibaba.com và AliExpress đã không còn quá xa lạ. Đây là hai nền tảng đã đóng góp phần lớn vào thành công của rất nhiều doanh nghiệp và đều là công ty con của Tập đoàn Alibaba, đóng vai trò hàng đầu trong giới bán lẻ trực tuyến. Tuy nhiên, hai nền tảng này cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm khác nhau. Hôm nay, Innovative Hub – Đại lý Alibaba Việt Nam sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hai nền tảng Alibaba.com và AliExpress.
TỔNG QUAN VỀ ALIBABA. NỀN TẢNG ALIBABA.COM VÀ NHỮNG TÍNH NĂNG TIÊU BIỂU
Như đã giới thiệu ở bài viết ALIBABA: TỪ STARTUP VÔ DANH ĐẾN GÃ KHỔNG LỒ VỚI WEBSITE B2B LỚN NHẤT THẾ GIỚI, Alibaba được thành lập năm 1999 tại Hàng Châu, Trung Quốc với sự dẫn đầu của Jack Ma, trong quá trình phát triển của mình, với sứ mệnh “Giúp bạn dễ dàng kinh doanh ở bất kỳ đâu” Alibaba và AliExpress đều là một bộ phận của Tập đoàn Alibaba. Ngoài ra, các công ty con khác cũng dần xuất hiện và tăng trưởng ở mảng Thương mại điện tử và phát triển công nghệ như: Tao bao, Lazada Group, Alibaba Cloud, Alibaba Pictures Group…
ALIBABA.COM LÀ GÌ?
Alibaba.com là nền tảng được thành lập và kinh doanh đầu tiên của Tập đoàn Alibaba và là nền tảng đầu tiên trong mảng Thương mại B2B xuyên biên giới, kết nối hơn 150.000 doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhà cung cấp với hơn 10.000.000 người truy cập nền tảng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên phạm vi toàn cầu.
Người mua đến với Alibaba.com nhằm mục đích tìm nguồn cung cấp các bộ phận để sản xuất sản phẩm, mua thành phẩm để bán lại hoặc tìm nhà cung cấp các mặt hàng cần thiết để vận hàng doanh nghiệp của họ. Mỗi ngày có khoảng 300.000 câu hỏi được người mua gửi đến người bán trên nền tảng.
Mỗi người bán trên Alibaba đều có một Minisite thu nhỏ được Đội ngũ Service hỗ trợ và thiết kế, được gọi là “trang web thu nhỏ”, hiển thị với người mua về những sản phẩm có sẵn hoặc sản phẩm có khả năng sản xuất OEM/ODM. Người bán có thể sử dụng các công cụ tiếp thị, CRM tích hợp sẵn để tiếp cận, giao tiếp với khách hàng của mình. Alibaba.com cũng cung cấp các công cụ với tài nguyên đầy đủ để người bán có thể dễ dàng quản lý tài khoản cũng như quản lý khách hàng của họ.
NHỮNG TÍNH NĂNG VÀ DỊCH VỤ CỦA ALIBABA.COM
Alibaba.com được xây dựng để phục vụ cả người bán và người mua. Để thuận tiện cho giao dịch hai bên, Alibaba.com đã cung cấp một số tính năng hỗ trợ như: Công cụ theo dõi khách hàng tiềm năng, Công cụ CRM, Công cụ phân tích thị trường RFQ, Công cụ hỗ trợ về ngôn ngữ, Công cụ quản lý đơn hàng và Nổi bật nhất chính là Công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI và các tùy chỉnh nâng cao khác. Người bán trên Alibaba.com có thể tận dụng tối đa các công cụ này để liên hệ và bán hàng cho các doanh nghiệp có nhu cầu khác.
Và với đặc thù là nền tảng B2B, người mua trên nền tảng cũng chủ yếu là các doanh nghiệp, một số người mua thuộc nhà bán lẻ B2C cũng có thể tìm nhà cung ứng, nhà phân phối, nhà sản xuất,…khác trên nền tảng này.
Ngoài ra, Alibaba.com cũng cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như Dịch vụ hậu cần quốc tế của Alibaba, Dịch vụ hỗ trợ khi lên máy bay, Bảo vệ đơn hàng, Dịch vụ giám sát và kiểm tra sản phẩm,…
ALIEXPRESS VÀ CÁC TÍNH NĂNG, DỊCH VỤ ĐIỂN HÌNH
Khác với Alibaba.com, AliExpress là trang Thương mại điện tử B2C trực tuyến xuyên biên giới hàng đầu. Được thành lập vào năm 2010 và được xem là chi nhánh của Alibaba.com cho phép các doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng.
Điểm khác nhau giữa Alibaba và AliExpress là AliExpress được xem là nhà bán lẻ của Alibaba, cho phép người tiêu dùng có thể mua sản phẩm mà không cần đạt số lượng tối thiểu nào. Đây được xem là nền tảng hoạt động giống các nền tảng B2C khác như Amazon hay EBay. Sản phẩm trên AliExpress được người mua tìm kiếm với mức giá hấp dẫn, cạnh tranh cùng nhiều sự lựa chọn khác nhau.
Người bán cũng có thể sử dụng dịch vụ Dropshippers trên nền tảng AliExpress, tính năng này cho phép người bán không cần mua bất cứ thứ gì từ nhà cung cấp. Khi có khách hàng đặt mua sản phẩm, Dropshippers sẽ gửi đơn hàng đến nhà cung cấp và nhà cung cấp sẽ trực tiếp chuyển hàng cho người mua. Đây được xem là một tính năng vượt trội giúp bảo vệ người mua với khả năng mua hàng số lượng nhỏ.
Điểm giống nhau của nền tảng AliExpress so với Alibaba.com là Công cụ hỗ trợ ngôn ngữ với 18 ngôn ngữ khác nhau trên nền tảng. Ngoài ra, AliExpress còn có nhiều tính năng tuyệt vời như Dịch vụ chuyển đổi tiền tệ, Hỗ trợ tới 38 kênh thanh toán địa phương và giao dịch an toàn khác nhau, Các chính sách bảo vệ người mua và các Tài nguyên giúp người bán học tập kinh doanh trên nền tảng.
Người bán trên AliExpress không nhất thiết là các doanh nghiệp sản xuất, người bán trên AliExpress thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB), các cá nhân bên thứ ba đóng vai trò là người trung gian để mua sản phẩm từ các nhà máy với số lượng lớn và chia nhỏ để bán cho người tiêu dùng. Các nhà bán phổ biến trên AliExpress thuộc các lĩnh vực: Quần áo, Làm đẹp, Dụng cụ và thiết bị nhà cửa,…
Với định hình là nền tảng B2C, người mua chủ yếu là người tiêu dùng trên toàn thế giới. AliExpress cũng cung cấp các chính sách bảo vệ người mua khỏi các tài khoản lừa đảo bằng hình thức hoàn tiền nếu người mua không nhận được sản phẩm đúng mô tả hoặc quá thời gian giao hàng dự kiến.
ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA ALIBABA.COM VÀ ALIEXPRESS
Mặc dù đều hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng Thương mại điện tử, tuy nhiên Alibaba.com và AliExpress lại phục vụ dựa vào bản chất khác nhau. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng hướng đến mà doanh nghiệp có thể lựa chọn nền tảng kinh doanh phù hợp. Những điểm khác nhau giữa Alibaba.com và AliExpress bao gồm các vấn đề:
- Loại thị trường
- Người bán điển hình
- Người mua điển hình
- Phí cố định hàng năm
- Hỗ trợ ngôn ngữ
- Cổng thanh toán an toàn
- Quốc gia và vùng lãnh thổ người mua
- Quốc gia và vùng lãnh thổ của người bán
- Yêu cầu báo giá
- Thời gian vận chuyển
- Hỗ trợ Dropshipping
- Sản phẩm
- Giá sản phẩm
- Quy định số lượng đặt hàng tối thiểu
- Quy định nhãn hàng riêng
- Lựa chọn thanh toán người mua
Để có cái nhìn cụ thể hơn về sự khác nhau giữa hai nền tảng này, doanh nghiệp có thể tham gia vào các hội thảo được tổ chức bởi Đại lý Alibaba Innovative Hub. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vào nền tảng Thương mại điện tử và các kiến thức liên quan đến xuất khẩu trực tuyến.