fbpx

KIẾN THỨC

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

29/12/2020 KIẾN THỨC
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Ở thế kỷ mà công nghệ phát triển và dần thay thế các hoạt động tay chân của con người. Nhờ công nghệ, thương mại trên trên quy mô toàn cầu không còn nhiều trở ngại. Với việc thiết lập và mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp hoàn toàn có thể quan tâm đến việc bán sản phẩm và dịch vụ của mình ra quốc tế. Vậy doanh nghiệp của bạn đã phân biệt được đâu là Thương mại trong nước, đâu là Thương mại quốc tế? Cùng Innovative Hub tìm hiểu kỹ hơn hai khái niệm này qua bài viết về SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. Bài viết cung cấp các kiến thức cơ bản về khái niệm Thương mại nội địa và Thương mại quốc tế, những tiềm năng cũng như cơ hội cho doanh nghiệp trong thời đại 4.0 và cuối cùng là thiết lập trực tuyến thương mại xuyên biên giới

THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA –  THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LÀ GÌ?

Thương mại nội địa ( Nội thương) là việc trao đổi hàng hóa trong nước, trong phạm vi ranh giới của một quốc gia. Thương mại nội địa được chia làm 2 loại: bán buôn và bán lẻ. Nội thương bao gồm các hình thức như: chợ dân sinh, siêu thị, trung tâm thương mại,… Các hoạt động liên quan đến nội thương liên quan đến kinh doanh bán buôn, đầu tư vào các kho hàng từ nhà sản xuất và đại lý địa phương sau đó bán chúng với lợi nhuận khác nhau trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Khác với Thương mại nội địa, Thương mại quốc tế (Ngoại thương) chính là những hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá trên thị trường giữa các quốc gia với nhau, hoạt động mua bán này vượt qua khỏi phạm vi trong nước thì được gọi là ngoại thương, trong đó bao gồm cả những doanh nghiệp trong nước xuất nhập khẩu hàng hoá đối với quốc gia khác. Hoạt động ngoại thương đã phát triển từ rất lâu, điển hình là buôn bán gia vị và sự hình thành con đường tơ lụa ở Trung Đông đến các hoạt động giao thương, vận chuyển hàng hóa từ Á sang Âu như hiện nay. Ở hầu hết các quốc gia, hoạt động thương mại chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Thương mại quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích và đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, góp phần vào xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn trên phạm vi toàn cầu. Thương mại quốc tế cũng thúc đẩy năng suất trong việc phân bổ nguồn lực sản xuất, tạo ra môi trường làm việc và khuyến khích đổi mới cơ cấu phát triển.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc mở rộng thị trường ra quốc tế là hoạt động mạo hiểm nhưng mang lại rất nhiều cơ hội về lợi nhuận cũng như giúp doanh nghiệp mạnh mẽ hơn. Mở rộng thị trường kinh doanh cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng phụ thuộc vào xu hướng thị trường của doanh nghiệp, nhận biết được nhiều xu hướng trên thị trường giúp doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm cũng như hạn chế các rủi ro nhờ việc đối trọng với các tác động như suy thoái kinh tế, hay sự thay đổi của các sự kiện chính trị, môi trường.

Tuy nhiên, muốn xâm nhập vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng về thị trường quốc tế. Phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa Thương mại nội địa và Thương mại quốc tế

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Lĩnh vực hoạt động: như đã phân tích ở trên. Thương mại nội địa là các hoạt động buôn bán trong phạm vi trong nước. Thương mại quốc tế là các hoạt động buôn bán trên phạm vi toàn cầu.

Các loại tiền tệ khác nhau: Trong khi thương mại nội địa sử dụng đơn vị tiền tệ quốc gia để giao dịch thì Thương mại quốc tế giao dịch với nhau bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chính sách và quy định: Các quy định về hoạt động Nội thương sẽ do nhà nước quy định. Tuy nhiên đối với các hoạt động Ngoại thương thì các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi kinh doanh phải chủ động tìm hiểu, tuân thủ các quy định cũng như chính sách đặc thù của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Thị trường mục tiêu và khách hàng: Khi kinh doanh ở thị trường nội địa, mục tiêu của nghiên cứu thị trường và khách hàng sẽ dễ dàng hơn khi doanh nghiệp chinh chiến trên thị trường quốc tế. Do khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa,.. sẽ là rào cản đối với các hoạt động kinh doanh và nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp.

Vận chuyển và hậu cần: Vận chuyển quốc tế mang nhiều rủi ro và bao gồm nhiều bước phức tạp liên quan đến vận tải và hậu cần quốc tế hơn so với cách thức vận chuyển trong nước. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng các quy trình, quy định về vận chuyển quốc tế, quy trình bảo quản hàng xuất khẩu để tránh những rủi ro không đáng có.

Nói tóm lại, Thương mại quốc tế tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng giao tiếp và phát triển. Mặc dù vẫn bao gồm rất nhiều rủi ro nhưng nếu doanh nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng, thành công chỉ là yếu tố sớm muộn mà thôi.

CƠ HỘI THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU CHO DOANH NGHIỆP

Năm 2020, dịch Covid làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu các nước, đối với Thương mại quốc tế cũng không phải ngoại lệ. Tại một số quốc gia kiểm soát dịch hiệu quả như Việt Nam, hoạt động Thương mại quốc tế có sự chững lại, nhưng nhìn chung vẫn có mức tăng trưởng dương đáng biểu dương. Chuyển đổi số đã đưa hoạt động thương mại sang một kỷ nguyên mới, đây cũng được xem là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp vươn mình, tìm nguồn cung ứng sản phẩm và nguồn cung cấp từ nước ngoài.

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI

Để tham gia vào thị trường Thương mại quốc tế, Thương mại điện tử được xem là công cụ an toàn và đáng tin cậy giúp doanh nghiệp tự tin hơn. Với nền tảng kinh doanh B2B tốt nhất thế giới, Alibaba.com giúp các doanh nghiệp làm chủ thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp và biến đổi tỷ suất lợi nhuận của mình. Kết nối người bán và người mua trên nền tảng kinh doanh trực tuyến, tạo ra môi trường giao tiếp hiệu quả và tức thì mà không cần công tác tốn kém, gọi điện hay email,..

Hơn thế nữa, Alibaba cũng cung cấp cho người dùng những dữ liệu phân tích và công cụ để giúp doanh nghiệp tìm ra thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng, trau dồi kinh nghiệm về bán hàng trực tuyến cũng như bổ sung các kiến thức về xuất khẩu trực tuyến thông qua các hội thảo, khóa đào tạo chuyên sâu.

Innovative Hub – Đại lý ủy quyền Alibaba tại Việt Nam.

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Chủ động mở rộng và phát triển kinh doanh quốc tế trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com
28/12/2023

Chủ động mở rộng và phát triển kinh doanh quốc tế trên nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt tiến vào thị trường quốc tế. Không chỉ các doanh nghiệp lớn, giờ
Gói Verified Supplier của Alibaba.com
25/12/2023

Gói Verified Supplier của Alibaba.com

Trong các giao dịch B2B, đặc biệt là các giao dịch quốc tế, sự tin tưởng là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của những giao dịch
Gói Gold Supplier của Alibaba.com
25/12/2023

Gói Gold Supplier của Alibaba.com

Khi bắt đầu tham gia vào thị trường xuất khẩu trực tuyến, thì bên cạnh những kiến thức cần biết về thị trường, bạn cũng nên tìm hiểu qua các
Tổng quan về thị trường xuất khẩu Trung Đông
14/12/2023

Tổng quan về thị trường xuất khẩu Trung Đông

Trung Đông là một trong những thị trường vô cùng tiềm năng chưa được khai phá đúng cách. Với số dân khoảng 400 triệu dân, cùng mức sống cao, đây
Giải pháp xuất khẩu sản phẩm Việt ra thể giới với Alibaba.com
13/12/2023

Giải pháp xuất khẩu sản phẩm Việt ra thể giới với Alibaba.com

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang là một trong những giải pháp xuất khẩu hiệu quả, giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt khi khám phá
Air Asia và câu chuyện tấn công mạng ngành hàng không
05/07/2023

Air Asia và câu chuyện tấn công mạng ngành hàng không

Với sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin lên vận hành doanh nghiệp, nguy cơ của các cuộc tấn công mạng ngày càng cao. Vào 2016, trung bình một