PHÂN TÍCH NHU CẦU MUA SẮM ĐỒ GỖ TRONG MÙA DỊCH
Cập nhật ngày: 24/11/2023
Hai năm liên tiếp, thế giới chịu sự càn quét của đại dịch do Covid. Kinh tế suy thoái, nhiều ngành nghề ảnh hưởng. Thế nhưng với ngành gỗ xuất
Hai năm liên tiếp, thế giới chịu sự càn quét của đại dịch do Covid. Kinh tế suy thoái, nhiều ngành nghề ảnh hưởng. Thế nhưng với ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam thì lại khác. Năm 2020 tăng trưởng 14%, từ tháng 1 đến tháng 6.2021 tăng trưởng lên tới 61%. Lý do nào giúp ngành gỗ đạt được thành quả này. Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về phân tích nhu cầu mua sắm đồ gỗ trong mùa dịch qua bài viết sau.
Tìm cơ hội ở dịp mua sắm cuối năm
Thời gian qua, Hoa Kỳ đã giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam. Ngay trong bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt mức 6,4 tỷ USD, tăng trưởng 58,8% so với cùng kỳ 2020.
Nói về tiềm năng của mặt hàng đồ gỗ Việt Nam tại Hoa Kỳ thời gian tới, quý 4 là thời điểm vô cùng quan trọng để doanh nghiệp khai thác thị trường Hoa Kỳ vì nhu cầu mua sắm nội thất cho dịp lễ Giáng sinh rất lớn. Đáng chú ý, các doanh nghiệp, nhà mua hàng Hoa Kỳ vẫn đánh giá cao, tin tưởng vào khả năng khôi phục của ngành gỗ Việt Nam. Nhu cầu của Hoa Kỳ đối với sản phẩm gỗ và nội thất Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Hay với thị trường EU, kinh tế toàn khối EU đang có xu hướng tích cực trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực đang mở cửa trở lại, chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 được đẩy nhanh và quỹ kích thích chung của EU được khởi động để hỗ trợ chính sách tiền tệ nới lỏng. Thị trường xây dựng hoạt động mạnh cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ tại EU tăng mạnh trong thời gian tới.
Đáng chú ý, xu hướng phát triển nhanh chóng trong phương thức bán hàng trực tuyến sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, dễ dàng tương tác với người tiêu dùng EU, nắm bắt thị hiếu và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Lợi thế từ thuế quan để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu cho sản xuất từ EU theo Hiệp định EVFTA, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí; tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường EU trong thời gian tới.
Tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhiều thời điểm hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị gián đoạn nhưng xuất khẩu gỗ và đồ gỗ vẫn duy trì được mức tăng trưởng trên 16%.
Tiếp nối thành công của năm 2020, những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục khẳng định vị thế với tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu lâm sản 3 tháng đầu năm 2021 đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,699 tỷ USD, tăng 41,5%; lâm sản ngoài gỗ đạt 243 triệu USD, tăng 38,4%. Ngành gỗ trở thành cỗ máy dẫn đầu trong việc kéo kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nông-lâm sản tăng trưởng.
Cụ thể, dịch COVID-19 khiến người dân các nước, đặc biệt là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… (những thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam) ở nhà thường xuyên hơn và có nhu cầu mua sắm, sử dụng sản phẩm gia đình nhiều hơn. Trong khi đó, nhiều nhà mua hàng quốc tế cũng có xu hướng chuyển qua mua hàng của Việt Nam.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết: “Lợi thế của Việt Nam là có môi trường sản xuất an toàn nhờ kiểm soát dịch COVID-19 một cách chặt chẽ trong khi hàng loạt quốc gia phải tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy. Mặt khác, các doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất Việt Nam có khả năng nhận diện thị trường tốt và tận dụng các cơ hội khá hiệu quả.,”
Hơn nữa, trải qua cú sốc đứt gãy chuỗi cung ứng do COVID-19, các nhà phân phối hàng đầu thế giới có xu hướng đa dạng hóa và tìm kiếm nguồn cung an toàn hơn và Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu đó và cần tận dụng tốt thời cơ này.
Chủ động nắm bắt cơ hội
Trong bối cảnh giao thương hạn chế, kinh tế toàn cầu suy giảm, việc ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam vươn lên khẳng định vị thế mới không chỉ nhờ “ăn may” mà là kết quả của một quá trình nổ lực thích ứng, đổi mới từ đầu tư sản xuất đến phương pháp tìm kiếm khách hàng.
Duy trì được hoạt động sản xuất và xác định được nhu cầu thị trường nhưng tìm kiếm, tiếp cận khách hàng bằng cách nào khi hầu hết hoạt động gặp gỡ, hội chợ triển lãm giao thương trực tiếp đều không thể thực hiện được là câu hỏi khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu.
Về lâu dài, doanh nghiệp cần chú trọng cải tiến năng suất lao động, giá trị sản phẩm, đặc biệt lưu ý xu hướng của các nhà mua hàng hiện nay là tìm kiếm những nhà sản xuất sử dụng vật liệu có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên sản phẩm có thể chuyển đổi công năng, thân thiện với môi trường, qua đó có thể giữ vững vị thế mới của Việt Nam trên thị trường đồ gỗ thế giới.
Nhu cầu mua sắm tăng cao trong mùa dịch
Các doanh nghiệp ngành gỗ nhận định rằng, trong thời gian gần đây người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới đã “thích nghi” và bình tĩnh ứng phó với dịch bệnh Covid-19 hơn. Điều này là tín hiệu lạc quan cho khả năng tăng trưởng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ta trong năm 2021. Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương cho rằng: Dịch bệnh khiến người dân tại nhiều quốc gia thay đổi trong lối sống và hành vi, trong đó việc phải ở nhà nhiều hơn khiến cho nhu cầu trang bị đồ nội thất, sửa sang nhà cửa tăng lên. Nhu cầu mua sắm đồ gỗ trên nhiều nước, nhất là qua các nền tảng online shopping cũng từ đó tăng theo. Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng này và đẩy mạnh kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử trong nước (Tiki, Shopee…) cũng như các sàn B2B toàn cầu chuyên về xuất khẩu như Alibaba.com.
Trong năm 2020, nhu cầu nội địa ngày càng trở nên đa dạng. Xu hướng sử dụng đồ gỗ được làm từ các loại gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro thấp, thường là các loài gỗ sáng màu, gỗ mềm, có giá phù hợp đã trở thành tương đối phổ biến trong giới trẻ tại thành thị, sống tại các khu chung cư. Xu hướng này hiện nay đang được mở rộng, đặc biệt trong việc kết hợp với các vật liệu khác như các loại ván ép hoặc vật liệu nhựa,vải, kim loại, mây, cói…. Bên cạnh đó, cầu về các mặt hàng đồ gỗ được làm từ các loại gỗ thịt, là các loại gỗ nhiệt đới, với kiểu dáng mẫu mã theo kiểu truyền thống, với mức giá tương đối cao vẫn đang tồn tại. Các mặt hàng này thường phục vụ nhóm khách hàng lớn tuổi, có nhà riêng với không gian rộng đủ để trưng bày các loại đồ này. Ngoài ra, nguồn gỗ thịt này cũng đi vào các công trình xây dựng, sử dụng làm cầu thang, cửa do các đặc tính chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NGÀNH GỖ VIỆT NAM 2022