Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

Làm thế nào để đánh giá khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Cập nhật ngày: 04/09/2024

Việt Nam là quốc gia có xếp hạng xuất nhập khẩu thứ 23 thế giới, và thứ 2 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore. Việt Nam được nhận định

Làm thế nào để đánh giá khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Việt Nam là quốc gia có xếp hạng xuất nhập khẩu thứ 23 thế giới, và thứ 2 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore. Việt Nam được nhận định là có tiềm năng, cơ hội lớn để phát triển hoạt động xuất khẩu khi hội nhập sâu rộng toàn cầu, ký kết nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiến trình chuyển đổi số, xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử… Tuy nhiên, còn đâu đó rất nhiều khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận thị trường. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự đánh giá khả năng xuất khẩu của mình?

Xuất khẩu: doanh nghiệp nhận được gì?

Xuất nhập khẩu đã và đang là nguồn thu lớn của Việt Nam. Trong năm 2023, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD, tương đương 158% GDP Việt Nam năm 2023 (430 tỷ USD). Dưới các tác động của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), giá trị xuất nhập khẩu trong năm 2024 và tương lai dự tính sẽ tăng trường tích cực.

Vậy tại sạo một doanh nghiệp đang hoạt động tốt tại thị trường nội địa, lại có nhu cầu tiến ra thị trường nước ngoài? Có rất nhiều mặt tối cho doanh nghiệp khi tiến hành xuất khẩu, chẳng hạn như:

Gia tăng doanh số, gặt hái lợi nhuận, mở rộng thị trường

Xuất khẩu là mở rộng ra thị trường quốc tế. Mở rộng kinh doanh của bạn bằng cách tận dụng những lợi thế từ các thị trường ngách, chưa được khai thác tốt ở các khu vực mới.

Hạn chế sự bất ổn định

Xuất khẩu là một trong những cách đa dạng hóa mô hình kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp, tránh việc lệ thuộc vào một thị trường duy nhất. Trong giai đoạn VUCA, hạn chế sự bất ổn là một trong những cách củng cố sức mạnh cho doanh nghiệp của bạn.

Kiến thức và kinh nghiệm mới 

Mỗi thị trường sẽ có một nét đặc sắc. Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu không chỉ đem nét đặc sắc của Việt Nam ra thị trường toàn cầu, mà còn đem những điều mới lạ để phát triển kinh doanh nội địa, tạo ra nhưng cơ hội và lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp trong cả 2 thị trường.

Thách thức mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu

Trước những cơ hội mới, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối diện với những thách thức mới khi tham gia xuất khẩu. Đây là những thách thức doanh nghiệp có thể gặp phải, và có thể hạn chế với việc chuẩn bị một kế hoạch xuất khẩu phù hợp, bao gồm:

  • Gia tăng chi phí: Những thay đổi về đóng gói, nhân sự, cước vận chuyển và thuế quan sẽ làm gia tăng chi phí trong những giai đoạn đầu. Đây là các biến phí xuyên suốt mà doanh nghiệp cần quan tâm theo dõi thường xuyên.
  • Khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ: Ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh, sẽ là rào cản tương đối cho các doanh nghiệp Việt. Bên cạnh đó là những khác biệt về văn hóa làm việc của các khu vực sẽ tạo ra những rào cản trong quá trình giao dịch với khách hàng.
  • Giấy tờ và thủ tục: Đây là công đoạn tương đối ngán ngẩm cho doanh nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ. Rất may, đây là những thủ tục 1 lần. Do đó, doanh nghiệp nên chuẩn bị tinh thần và tài chính cho giai đoạn này. 

Phần lớn các công ty logistic và hỗ trợ xuất khẩu sẽ có những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, hoặc có mạng lưới kết nối cho các dịch vụ này. Đây hầu hết là các định phí và không quá tốn kém, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng để tiết kiệm thời gian và nhân lực.

Liệu doanh nghiệp đã sẵn sàng xuất khẩu?

Doanh nghiệp đã sẵn sàng xuất khẩu khi có đủ nguồn lực, tài nguyên và khả năng quản trị để đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế với một mức giá cạnh tranh. Vậy, làm thế nào để xác định doanh nghiệp đã sẵn sàng để xuất khẩu?

Bước đầu tiên, bạn cần phải suy nghĩ về những gì mà doanh nghiệp đang có ở thời điểm hiện tại, bao gồm:

Xác định mục tiêu và kỳ vọng

Liệu bạn có:

  • Một mục tiêu rõ ràng và có thể đạt được?
  • Hình dung về kết quả và thời gian cụ thể?
  • Sự cởi mở để thay đổi mô hình kinh doanh?
  • Hiểu rõ về những gì cần làm khi tham gia kinh doanh quốc tế?

Xác định khả năng nhân sự

Liệu nhân lực của bạn có thể:

  • Khả năng xử lý những yêu cầu phát sinh trong quá trình xuất khẩu?
  • Khả năng quản lý chuyên môn trong lĩnh vực này?
  • Khả năng trả lời nhanh các câu hỏi của khách hàng?
  • Xử lý các rào cản ngôn ngữ?

Vì đây là bài viết dành cho các doanh nghiệp, do đó chúng ta sẽ không đề cập đến những câu chuyện như văn phòng đại diện hoặc pháp nhân,… 

Khả năng tài chính và pháp luật

Bạn nên:

  • Tìm một chuyên gia tư vấn về các chi phí thuế, các thủ tục hàng hóa thông quan.
  • Tìm kiếm tư vấn về các hệ thống tiền tệ khác nhau và biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ ở quốc tế.

Khả năng cạnh tranh

Liệu sản phẩm và doanh nghiệp của bạn có:

  • Khả năng nghiên cứu thị trường về khả năng xuất khẩu của sản phẩm.
  • Giải pháp tìm kiếm khách hàng và tiếp cận thị trường.

Liệu doanh nghiệp của tôi có quá nhỏ cho các hoạt động xuất khẩu?

Quy mô doanh nghiệp không quyết định sự thành công trong xuất nhập khẩu. Có rất nhiều khách hàng của Innovative Hub là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ đạt được những bước đầu thành công trong xuất khẩu sản phẩm và từ từ tiến xa hơn về quy mô doanh nghiệp.

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của bạn

Để đánh giá tiềm năng xuất khẩu trong sản phẩm, bạn có thể sử dụng những dữ liệu từ kinh doanh nội địa, kết hợp với các quá trình nghiên cứu thị trường. Chi tiết hơn, chúng ta cần phải trả lời những câu hỏi sau đây:

Chân dung khách hàng tiềm năng

  • Ai đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn?
  • Nhóm khách hàng của bạn là đa số, hay tập trung cho một ngách cụ thể?
  • Sản phẩm của bạn có những đặc điểm riêng biệt, chỉ phù hợp cho các hoàn cảnh, điều kiện nhất định nào không?

Bên cạnh đó, đối với các mô hình xuất khẩu B2B, tức là doanh nghiệp là một phần của chuỗi cung ứng, thay vì cung cấp cho các khách hàng cá nhân, thì chúng ta cần lưu ý về:

Chân dung doanh nghiệp tiềm năng (Firmography)

  • Quy mô doanh nghiệp/sản xuất nào sẽ phù hợp với các sản phẩm của bạn?
  • Liệu sản phẩm của bạn có thể tùy chỉnh số lượng lớn để phù hợp với yêu cầu khách hàng hay không?
  • Các đối thủ cạnh tranh/giải pháp thay thế nào đã tồn tại ở thị trường mục tiêu?
  • Các sản phẩm của bạn có quy định đặc biệt gì tại thị trường mục tiêu không? Nếu có liệu có thể giải quyết/thay đổi được không?

Quy trình logistic

  • Liệu chi phí logistic có làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về giá?
  • Liệu bạn có khả năng xử lý nhiều quy mô đơn hàng khác nhau?
  • Liệu bạn có thể thay đổi bao bì, mẫu mã để phù hợp với các quy định logistic và thị hiểu của thị trường mục tiêu?

Một số tài liệu trục tuyến

Trong quá trình nghiên cứu các thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng một số trang web sau để lấy các thông tin cần thiết, bao gồm:

Hoặc các bài viết của Innovative Hub, chúng tôi cập nhật thường xuyên về tình hình thị trường kinh doanh quốc tế trên Alibaba.com: https://innovativehub.com.vn/tin-tuc/

Đóng góp vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu

Việc tiếp cận thông tin thị trường quốc tế hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới đang dần chiếm được sự tín nhiệm của nhiều doanh nghiệp toàn cầu, tận dụng nền tảng trong những giai đoạn sơ khai sẽ giúp bạn có những khởi đầu tốt trên nền tảng mới này.

Hiện nay, Alibaba đang là một trong những đối tác về thương mại điện tử B2B hàng đầu tại Việt Nam. Alibaba và Bộ Công thương đã có những chương trình thúc đẩy thương hiệu Việt trên nền tảng, ví dụ như Gian hàng Quốc gia Việt Nam, phối hợp với các đại diện doanh nghiệp tham những sự kiện quốc tế về thương hiệu và thương mại điện tử. Đây là những bước đầu quan trọng để Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong những chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tư vấn về sản phẩm và chiến lược xuất khẩu

Về sản phẩm và chiến lược xuất khẩu, Innovative Hub sẽ giới thiệu nó trong những bài viết sau. Hoặc doanh nghiệp có thể chủ động để lại thông tin ở đây khi có nhu cầu, Innovative Hub sẽ liên hệ lại để trao đổi thêm về chiến lược xuất khẩu, bàn luận về các vấn đề cần phải giải quyết trước khi mở rộng thị trường và đưa ra giải pháp.

Đăng ký tư vấn xuất khẩu

test