Một số lưu ý khi xuất khẩu đồ gỗ nội thất cho doanh nghiệp Việt vừa và nhỏ
Cập nhật ngày: 29/10/2024
Trong những năm gần đây đồ gỗ nội thất của Việt Nam vô cùng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Chỉ trong năm 2024, các sản phẩm Việt
Trong những năm gần đây đồ gỗ nội thất của Việt Nam vô cùng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Chỉ trong năm 2024, các sản phẩm Việt Nam chiếm 40,8% thị trường đồ gỗ Mỹ (theo Kinh tế đô thị). Đây là những tín hiệu tốt để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thị trường đầy hấp dẫn này.
Với kinh nghiệm 5 năm vận hành trong mảng thương mại điện tử xuyên biên giới, chuyên về xuất khẩu và kết nối các doanh nghiệp Việt ra thị trường quốc tế, bài viết sau đây tổng kết các kinh nghiệm của Innovative Hub và các khách hàng của chúng tôi nhằm chia sẻ về hành trình xuất khẩu đồ gỗ nội thất cho doanh nghiệp Việt vừa và nhỏ.
Tổng quan xuất khẩu nội thất thế giới 2024
Theo báo cáo từ Statista (2024), thị trường đồ nội thất trên toàn thế giới trong năm 2024 dự báo đạt 765,000 tỷ USD trong năm 2024, với CAGR đạt 3.79%. Nội thất phòng khách, trang trí nhà và nội thất phòng ngủ là 3 nhóm sản phẩm nổi bật nhất trong giai đoạn 2018-2024. Đây cũng là 3 nhóm sản phẩm phù hợp với thế mạnh sản phẩm nội thất gỗ Việt Nam.
Mỹ, Trung Quốc và EU vẫn là 3 thị trường nội thất lớn nhất toàn cầu. Sự bùng nổ trong quá trình đô thị hóa của Trung Quốc là động lực thúc đẩy thị trường này, đưa Trung Quốc vào top dẫn đầu về thị trường nội thất toàn cầu. Mỹ và Châu Âu là 2 thị trường có sức tiêu thụ lớn, nhu cầu nhập khẩu luôn ở mức cao. Bên cạnh đó, một số thị trường khác như Ấn Độ, Maláyia hoặc Singapore là những thị trường chưa được khai phá, còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Tổng quan tình hình xuất khẩu Việt Nam trong năm 2024
Trong năm 2024, thị trường nội thất Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 17,5 tỷ USD. Theo CSIL, Việt Nam là thị trường xuất khẩu đồ gỗ nội thất đứng thứ 5 toàn cầu. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu nội thất gỗ Việt Nam ước đạt 12.15 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 7.5 tỷ USD, chiếm 61%, tăng 20,7% so với cùng kỳ (Tạp chí con số & sự kiện).
Nguồn: Tạp chí công thương
Một số thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất
Hiện nay, các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã vươn tới hơn 170 khu vực trên toàn thế giới. Trong đó, có 5 thị trường nổi bật chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và liên minh châu Âu EU, chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu gỗ.
Xuất khẩu nội thất gỗ sang Mỹ – Thị trường lớn & nhu cầu cao
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Các sản phẩm của Việt Nam chiếm hơn 40% thị phần tại Mỹ, và đang có dấu hiệu gia tăng sau các kết luận về gian lận thương mại sản phẩm tủ gỗ. Cùng với những chính sách kích cầu trong thời gian tới, Mỹ vẫn sẽ là thị trường tiềm năng hàng đầu cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Khó khăn khi xuất khẩu nội thất gỗ sang thị trường Mỹ
Việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường là rào cản lớn nhất trong các hoạt động xuất khẩu nói chung sang thị trường này. Điều này khiến cho các sản phẩm của Việt Nam dễ bị phân biệt đối xử, là đối tượng cho các cuộc điều tra chống phá giá của nước này.
Xuất khẩu nội thất gỗ sang Anh hưởng lợi từ EVFTU
Anh đang là một trong những thị trường mục tiêu mới của đồ gỗ nội thất Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2024, nội thất gỗ xuất khẩu sang thị trường anh chiếm 91.5% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng gỗ. Đây cũng là một trong 10 thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, thuộc khối liên minh Châu Âu EU.
Sau khi hiệp định thương mại tự du UKVFTA bắt đầu có hiệu lực, việc sản phẩm Việt tham gia vào thị trường Anh Quốc đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Áp dụng UKVFTA, nhiều mặt hàng gỗ của Việt Nam nhận được ưu đãi thuế 0% lên đến 5 năm, qua đó, gia tăng khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường Anh.
Nguồn: Bộ Công Thương
Lưu ý cho xuất khẩu nội thất gỗ sang thị trường Anh
Là một trong những thị trường khó tính, xuất khẩu nội thất gỗ sang thị trường Anh yêu cầu rất nhiều thủ tục và chứng nhận đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, an toàn và bền vững.
Quy định chống phá rừng của EUDR sẽ bắt đầu được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào 30/06/2025.
Xuất khẩu nội thất gỗ sang Canada hưởng lợi từ CTPPP
Canada là một trong những quốc gia tham gia hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương – CTPPP. Dưới tác động của các CTPPP, việc xuất khẩu sang Canada đã có những tiến triển rất tốt trong các năm gần đây. Riêng trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất xuất khẩu, Canada là thị trường lớn thứ 5 của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác lớn nhất của Canada tại thị trường Đông Nam Á. Cùng với việc Canada gia tăng nhu cầu nhập khẩu, tập trung vào 2 thị trường Trung Quốc và Việt Nam, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt tham gia thị trường Bắc Mỹ lớn này.
Lưu ý cho xuất khẩu nội thất gỗ sang thị trường Canada
Trong thời gian gần đây, Canada đã có nhiều quy định thay đổi trong quy định điều tra phòng vệ thương mại, nhắm vào các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Do đó, doanh nghiệp khi tham gia thị trường Canada cần theo dõi các cảnh báo để phản ứng kịp thời và phù hợp với các thông báo từ phía nước sở tại.
Xuất khẩu nội thất gỗ sang Trung Quốc – Tìm kiếm thị trường lân cận để tối ưu chi phí
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng 39.1%, đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng chỉ sau Ấn Độ. Đây là một hệ quả do việc gia tăng chi phí cảng biển, khiến cho các thương hiệu nội thất gỗ Trung Quốc quay lại tìm kiếm nguồn cung từ thị trường lân cận.
Theo số liệu thống kê của ITC, nhiều phân khúc nội thất bằng gỗ của Việt Nam chiếm khá cao trong tỷ trọng đồ gỗ nhập khẩu của Trung Quốc. Điển hình như mặt hàng ghế khung gỗ – trừ bọc nệm (Mã HS 940169), Việt Nam chiếm từ 45% – 50% tỷ trọng nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này cho thấy các sản phẩm nột thất gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang có chỗ đứng khá tốt trong thị trường Trung Quốc.
Lưu ý cho xuất khẩu nội thất gỗ thị trường Trung Quốc
Theo thông tin từ Bộ Công thương, Cục Quản lý Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc mới ban hành tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc về “Giới hạn các chất có hại trong đồ nội thất”.
Đây là tiêu chuẩn được đặt ra để giới hạn các chất có hại trong quy trình chế biến vá sản xuất các sản phẩm từ gỗ như: formaldehyde, benzen, toluen, xylen, tổng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các nguyên tố có hại có thể di chuyển, phthalate, hydrocarbon thơm đa vòng, thuốc nhuộm amin thơm phân hủy, hạt nhân phóng xạ, dimethyl fumarate, polybrominated biphenyl và polybrominated diphenyl ete.
Đây là quy định thay thế cho các quy định về an toàn 18584-2001 và GB 28481-2012, được áp dụng từ 1/7/2025. Thông tin chi tiết tại đây.
Tìm kiếm khách hàng thông qua website và thương mại điện tử
Với sự bùng nổ của các công cụ trực tuyến trong những năm gần đây, thị trường B2B đã dần có sự mở rộng sang các mô hình thương mại điện tử nền tảng và website. Với sự tham gia của các nền tảng thương mại điện tử như Alibaba hay Amazon, cơ hội tham gia thị trường dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở nên vô cùng rộng mở.
Alibaba.com là một nền tảng được thành lập bởi tập đoàn Alibaba, là một trong những nền tảng thương mại điện tử B2B hàng đầu thế giới. Sự tham gia của Alibaba.com còn được ủng hộ bởi Bộ Công thương Việt Nam, trong chương trình thúc đẩy các mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Tiềm năng của thương mại điện tử trong B2B
Theo thống kê của The Forrester, 71% người mua hàng B2B trong những năm sắp tới sẽ là thế hệ gen Z và Millennial, những người đã quen và được sinh ra trong thời đại công nghệ số. Do đó, doanh nghiệp nên nhanh nhạy trong việc xây dựng thương hiệu và mô hình kinh doanh thông qua thương mại điện tử càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí, bao gồm cả chi phí tài chính và chi phí cơ hội. Thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường với chi phí thấp hơn, qua đó tạo ra môi trường tốt để phát triển cho các doanh nghiệp vừa vả nhỏ.
>> Đọc thêm về Thương mại điện tử B2B
Lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử
Khi tham gia vào mô hình thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ cần các chuyên viên hiểu về các nền tảng nói chung, và khả năng tìm hiểu sâu về các nền tảng cụ thể tùy vào lựa chọn của doanh nghiệp. Đối với 2 nền tảng B2B phổ biến hiện nay tại Việt Nam là Amazon và Alibaba.com, số lượng nhân sự có hiểu biết về nền tảng trên thị trường việc làm vẫn còn hạn chế.
Một trong những giải pháp cho vấn đề này là các đơn vị trung gian, hoặc đại lý ủy quyền của nền tảng tại Việt Nam. Hiện nay, Innovative Hub là một trong những đại lý ủy quyền của Alibaba.com tại Việt Nam. Những dịch vụ chính của Innovative Hub bao gồm thiết kế, xây dựng và vận hành doanh nghiệp trên Alibaba.com. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về xuất khẩu và thị trường phù hợp với sản phẩm.
Doanh nghiệp đăng ký tư vẫn miễn phí tại đây.