Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Cập nhật ngày: 24/11/2023

Nông sản là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Bất chấp điều kiện khó

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Nông sản là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Bất chấp điều kiện khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, nông dân Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực hết mình để cung cấp nông sản cho thị trường toàn cầu.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về tình hình kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam những năm gần đây trong bài viết sau: 

  1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2020

Năm 2020, một năm đầy khó khăn cho nền kinh tế thế giới và Việt  Nam cũng không thể tránh được những ảnh hưởng nặng nề, nhất là đối  với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Sẽ là không dễ dàng để Việt  Nam có thể đạt được những hợp đồng mới nhằm nối lại và duy trì xuất  khẩu. Thế nhưng, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2020 vẫn  đạt một con số ấn tượng: 544 tỷ USD, trong khi nhiều nước trên thế giới  vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng âm, hoạt động giao  thương bị hạn chế đáng kể. Cùng với những thành tựu trong phòng  chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu được xem là kỳ tích  của Việt Nam và đã được nhiều quốc gia khác công nhận. 

Nông sản là mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong tổng kim ngạch xuất  khẩu Việt Nam năm 2020 vừa qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt  41,2 tỷ USD. Đó là thành quả đáng kinh ngạc của những người nông dân  và các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt từng cơ hội dù là nhỏ nhất  để m nông sản nước ta ra thế giới trong tình hình hết sức khó khăn  do Covid-19. 

Trong đó, xuất khẩu gạo Việt Nam đã lập kỷ lục về giá, trung bình  khoảng 500 USD/tấn. Tuy khối lượng xuất khẩu giảm 3,5% nhưng lại tăng  9,3% về giá trị kim ngạch với hơn 3 tỷ USD trong năm 2020. Về chủng loại  xuất khẩu, gạo chất lượng cao đạt 85% tỷ trọng xuất khẩu. Cụ thể giá trị  xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,7% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo  thơm chiếm 37,6%; gạo nếp chiếm 17,4%; gạo japonica và gạo giống  Nhật chiếm 4,2% (tính đến tháng 11/2020).

Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đã bị sụt giảm  nghiêm trọng như rau quả, hạt điều, cà phê… Đáng kể đến, giá trị xuất  khẩu rau quả trong năm 2020 đạt 3,26 tỷ USD, giảm đến 13% so với năm  2019 trên hầu hết các chủng loại. Thanh long tiếp tục là mặt hàng giữ  vị trí dẫn đầu trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả với 35,8% nhưng giảm  10,3% so với cùng kỳ; kế đến là chuối chiếm 5,4%, giảm 13,1%; sầu riêng  chiếm 4% nhưng giảm mạnh đến 52,9%… Các mặt hàng khác cũng có  sự sụt giảm trong cả khối lượng lẫn giá trị kim ngạch: xuất khẩu hạt điều  đạt 3,19 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ 2019; xuất khẩu cà phê đạt 2,66  tỷ USD, giảm 7,2%; hạt tiêu và chè chỉ đạt giá trị xuất khẩu khiêm tốn là  0,67 và 0,22 tỷ USD, giảm đến hơn 6,6% so với cùng kỳ 2019. 

Bên cạnh những sự gam màu buồn trong kim ngạch xuất khẩu nông  sản, vẫn có một số mặt hàng của nước ta đã tiến vào thị trường mới  trong năm nay. Bưởi đào đường của Bắc Giang đã thành công xuất  khẩu lần đầu tiên vào thị trường Nga; vải thiều tươi được chính thức xuất  khẩu sang Nhật Bản; chuối Việt Nam được chuỗi siêu thị Lotte của Hàn  Quốc chính thức bày bán. Điều này cho thấy nông sản Việt Nam ngày  càng được thị trường thế giới ưa chuộng, thương hiệu càng được khẳng  định và nâng tầm. 

  1. Những điểm khởi sắc trong xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2021

2.1 Kim ngạch xuất khẩu đạt tăng trưởng ở mức cao dù nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn

Năm 2021, dù đối diện và chịu ảnh hưởng bởi đợt dịch nặng nề nhất từ khi khởi phát, sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất khẩu vẫn đạt tăng trưởng ấn tượng so với năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 đạt 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, cả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đều tăng cao so với năm trước, lần lượt đạt 245,2 tỷ USD, tăng 20% và 91,1 tỷ USD, tăng 16,5%.

2.2 Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực và diện mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu. Tỷ trọng trong tổng kim ngạch của nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản và nông, thủy sản giảm.

Nhóm hàng nông sản, thủy sản: Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 28,04 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trừ mặt hàng chè, các mặt hàng khác đều tăng so với năm trước; trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt 8,9 tỷ USD, tăng 5,6%, xuất khẩu rau quả đạt 3,6 tỷ USD, tăng 8,6%, xuất khẩu gạo đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5,3%, xuất khẩu cao su tăng 37,5%, đạt 3,3 tỷ USD. Điểm tích cực là giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông, thủy sản đều ghi nhận tăng so với năm trước.

Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 3,67 tỷ USD, tăng 27,4% so với năm 2020, chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

– Nhóm hàng công nghiệp chế biến: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 290 tỷ USD, tăng 20,4% so với năm 2020, chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,5 tỷ USD (tăng 12,4%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 50,8 tỷ USD (tăng 14%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 38,3 tỷ USD (tăng 41%); sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ đạt 2,85 tỷ USD (tăng 13,8%); sắt thép các loại đạt 11,8 tỷ USD, tăng 124%. Đặc biệt dệt may và da giày, 2 nhóm hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong năm 2020 đã có sự phục hồi, xuất khẩu đạt 32,8 tỷ USD và 17,8 tỷ USD, tăng lần lượt 9,9% và 5,7% so với năm trước.

– Năm 2021, có 35 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 3 mặt hàng so với năm 2020.

2.3 Cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp

Từ quý II/2021, cán cân thương mại sau một thời gian dài duy trì xuất siêu đã chuyển sang nhập siêu do dịch Covid-19 tác động mạnh lên hoạt động sản xuất, xuất khẩu ở khu vực phía Nam.

Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được coi như là cú hích cho sản xuất, xuất khẩu phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Các rào cản được tháo gỡ nên từ tháng 10, xuất khẩu liên tục tăng mạnh, tháng sau cao hơn nhiều so với tháng trước. Xuất khẩu đạt mức cao nhất ghi nhận trong một tháng vào tháng 12 với kim ngạch 34,6 tỷ USD. Cán cân thương mại vì vậy chuyển từ nhập siêu 2,55 tỷ USD thời điểm cuối quý III sang xuất siêu 4,1 tỷ USD thời điểm cuối năm.

  1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2022

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 90,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nông sản đạt khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8%; nhập khẩu (NK) khoảng 41,22 tỷ USD, tăng 6,9%; xuất siêu 7,82 tỷ USD, tăng 47,8%.

Như vậy, giá trị xuất khẩu nông sản 11 tháng đầu năm 2022 đã vượt con số kỷ lục của năm 2021 là 48,6 tỷ USD

Riêng tháng 11, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt hơn 4,27 tỷ USD, giảm 4,8% so với tháng 11/2021 và giảm 0,2% so với tháng 10/2022. 2,13 tỷ đồng, tăng 10,3% so với tháng 11/2021; lâm sản chính gần 1,2 tỷ USD, giảm 15,2%; thủy sản 750 triệu USD, giảm 17,5% và chăn nuôi 31,7 triệu USD, giảm 13,5%…

Trong 11 tháng năm 2022, dẫn đầu là nhóm hàng nông sản xuất khẩu trên 20,73 tỷ USD, tăng 6,6%; lâm sản chính khoảng 15,59 tỷ USD, tăng 8,2%; thủy sản đạt 10,14 tỷ USD, tăng 27%; chăn nuôi 361,4 triệu USD, giảm 8,4%; đầu vào sản xuất hơn 2,2 tỷ USD, tăng 38,1%.

Đến nay, ngành nông nghiệp có 8 mặt hàng/nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD, gồm cà phê, cao su, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ.

Năm nay có thể coi là năm thành công nhất của ngành khi nhiều mặt hàng nông sản đã tiếp cận được thị trường thế giới.

Đối với thị trường Trung Quốc, đầu năm nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã đồng ý thí điểm nhập khẩu chanh dây của Việt Nam bắt đầu từ tháng 7. Sau đó, sầu riêng và chuối được phép nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua việc ký kết Nghị định thư về yêu cầu KDTV giữa hai nước. 

TÌM HIỂU THÊM: XUẤT KHẨU NÔNG NGHIỆP NĂM 2022 TĂNG TRƯỞNG VƯỢT BẬC

test