HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ANH – VIỆT (UKVFTA) HOÀN TẤT ĐÀM PHÁN
Cập nhật ngày: 14/12/2020
Chiều 11/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc tiếp đón bà Elizabeth Truss – Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh. Thủ
Chiều 11/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc tiếp đón bà Elizabeth Truss – Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Vương quốc Anh. Thủ tướng cho biết, Việt Nam luôn xem Vương quốc Anh là đối tác quan trọng và tin tưởng rằng quan hệ thương mại song phương sẽ phát triển tốt đẹp và có nhiều triển vọng trong tương lai. Về phía Bộ trưởng Elizabeth Truss, bà nhận định UKVFTA (Hiệp định thương mại tự do Vương quốc Anh – Việt Nam) là khởi đầu mới cho hợp tác thương mại giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp Bộ trưởng thương mại quốc tế Vương quốc Anh – Elizabeth Truss
UKVFTA mở ra cơ hội mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh hiện tại, việc đi đến thỏa thuận và ký kết UKVFTA có ý nghĩa to lớn và thiết thực với 3 lý do cơ bản:
- Thứ nhất, đó là nhu cầu hoạt động cần thiết cho cả hai quốc gia. Việc Anh rời khỏi EU dẫn đến EVFTA – đã có hiệu lực vào ngày 1/8 vừa qua – sẽ không còn áp dụng đối với Vương quốc Anh sau ngày 31/12/2020.
- Thứ hai, cả Vương quốc Anh và Việt Nam đều mong muốn hoàn tất thỏa thuận này càng sớm càng tốt để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau COVID-19.
- Thứ ba, các điều khoản của FTA Việt – Anh năm 2020 phần lớn sẽ giống với FTA Việt Nam – EU, nghĩa là hai nước không cần phải tiến hành một thập kỷ đàm phán.
Ngành dệt may, …
Về thúc đẩy xuất khẩu, đối với ngành dệt may, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với khi không có Hiệp định. Về sản lượng, nhìn chung EVFTA có tác động tích cực tới sản lượng với tốc độ tăng 6% (với ngành dệt) và 14% (với ngành may) vào năm 2030. Do đó, những lợi ích này cũng sẽ nhìn thấy được từ thị trường Anh thông qua Hiệp định UKVFTA.
Về thương mại, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh đạt 6,6 tỷ USD. Tuy nhiên, sản phẩm “made in Vietnam” được tiêu dùng tại Anh lớn hơn rất nhiều số liệu thống kê vì có một số lượng đáng kể hàng hóa Việt Nam được nhập qua các hải cảng lớn tại Hà Lan, Bỉ, Đức, Pháp và Czech trước khi vào Anh. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong 10 tháng của năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Anh đạt 4,7 tỷ USD, giảm 15%. Việt Nam xuất khẩu sang Anh hơn 4,1 tỷ USD giảm 14,19% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA sẽ tạo cơ hội hợp tác, hỗ trợ cho hai nước phục hồi tăng trưởng kinh tế sau đại dịch.
… xuất khẩu gạo, …
Những lợi thế chính của Việt Nam khi tham gia Hiệp định Anh – Việt
Trong nhiều năm qua, Anh đã trở thành thị trường lớn thứ hai tại châu Âu (sau Đức) đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam – Anh phát triển theo chiều hướng có lợi cho nhiều sản phẩm Việt Nam. Hiệp định Anh – Việt Nam sẽ giữ các lợi ích thương mại tương tự như Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA), đồng thời quy định các ngoại lệ và bổ sung, điều chỉnh do đặc thù thương mại giữa hai nước. Khoảng 99% thuế xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được xóa bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan. UKVFTA sẽ giúp Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ mạnh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Myanmar.
… và thực phẩm đông lạnh là những ngành có tiềm năng phát triển nhất khi tham gia UKVFTA.
Ngoài ra, UKVFTA còn mang lại cơ hội hợp tác đầu tư và chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp Anh; thu hút khách du lịch Anh sau khi dịch COVID-19 kết thúc; khích lệ các quan hệ hợp tác song phương khác với Anh trong các lĩnh vực hỗ trợ phát triển, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Theo Bộ Công Thương, các lĩnh vực mà Anh có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác trong thời gian tới là năng lượng tái tạo, sản xuất tiêu dùng bền vững, giảm phát thải hiệu ứng nhà kính.
Chiều 11/12, lễ ký kết Biên bản Kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam – Vương quốc Anh chính thức diễn ra tại Hà Nội. Đây là bước quan trọng để 2 nước sớm đi đến ký kết Hiệp định này trong thời gian tới.
Liên hệ Innovative Hub để được tư vấn về xuất khẩu bằng thương mại điện tử tại đây.
Nguồn tổng hợp