Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu rau củ quả tươi đi thị trường Châu Âu

11/06/2024

Rau củ quả tươi (FFV – Fresh Fruit & Vegetable) là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2023, xuất khẩu

Cơ hội xuất khẩu rau củ quả tươi đi thị trường Châu Âu

Rau củ quả tươi (FFV – Fresh Fruit & Vegetable) là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2023, xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam đạt gần 5.6 tỷ USD, với phần lớn tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam lại ở thị trường Trung Quốc, dễ tính, nhu cầu cao nhưng giá trị chưa cao. Ở các thị trường khó tính hơn, như Mỹ và Châu Âu, xuất khẩu trái cây của Việt Nam chưa chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhập khẩu của họ. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp Việt có thể tham gia vào những thị trường đầy tiềm năng này?

Tổng quan xuất khẩu rau củ quả tươi của Việt Nam 2024

Tính tới 04/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành rau củ Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, và đây là lần đầu tiên tổng kim ngạch rau củ đạt trên 1 tỷ USD trong Quý 1. Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của rau quả đạt 5,69 tỷ USD, tăng gần 70% so với 2022. Có thể thấy, thị trường xuất khẩu rau quả đang có những bước tăng trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là sau khi Việt Nam thành công ký kết các nghị định thư và hiệp định thương mại tự do FTA.

Về các khu vực xuất khẩu, Châu Á vẫn đang là thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng 49,1% tổng xuất khẩu. Châu Mỹ và Châu Âu đứng thứ 2 và 3, chiếm lần lượt 22,8% và 10,1%. Đáng chú ý là sự tăng trưởng của thị trường Châu Phi tăng 27,2% so với 2022, và vẫn đang tăng trưởng trong năm nay, là thị trường hứa hẹn cho các sản phẩm rau củ quả của Việt Nam.

Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường hàng đầu với 65% thị phần. Đứng thứ 2 là thị trường Đông Nam Á, chiếm 5.3% với 297.7 triệu USD xuất khẩu. Mỹ, Nhật và Hàn là những thị trường lớn khác, đóng góp 660 triệu USD, tương đương 11,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sầu riêng đã và đang là ngành hàng tiên phong trong ngành rau củ quả. Bên cạnh đó, việc cấp phép xuất khẩu chính ngạch cho trái dừa sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp Việt. Đây là những tín hiệu rất tốt báo hiệu rằng rau củ quả Việt Nam sẽ tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.

Tại sao nên lựa chọn xuất khẩu rau củ đi Châu Âu?

Nhìn vào báo cáo xuất khẩu toàn ngành, có thể thấy Trung Quốc, Mỹ, Nhật và Hàn vẫn là những lựa chọn hấp dẫn. Vậy, tại sao chúng ta lại nên quan tâm đến thị trường châu Âu?

Nguồn cầu ổn định

Thị trường Châu Âu có truyền thống nhập siêu. Đây là thị trường đã phát triển và có nhu cầu đa dạng cho ngành hàng rau củ quả tươi. Đây là khu vực có 6 thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới cho ngành hoa quả tươi, với nhu cầu nhập trung bình 55 triệu tấn rau củ quả mỗi năm, chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu trung bình toàn cầu.

Trong giai đoạn từ 2018 đến 2022, tổng lượng nhập khẩu trái cây từ các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đóng 45% tổng lượng nhập khẩu hằng năm. Mặc dù có sự giảm nhẹ trong nhu cầu nhập khẩu ở giai đoạn 2018 – 2022, nhu cầu nhập khẩu vẫn ổn định ở mức 45% tổng lượng nhập khẩu trung bình.

Bên cạnh đó, thị trường Châu Âu cũng vô cùng đa dạng về phân khúc và nhu cầu tiêu thụ. Thị trường châu Âu được chia làm 4 vùng thị trường chính, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Nam Âu, và có sự quan tâm riêng biệt tùy theo từng khu vực.

Thị trường mới ít cạnh tranh

Nhìn vào báo cáo của Việt Nam, có thể thấy khu vực châu Âu chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng xuất khẩu nông sản, ít hơn rất nhiều so với các thị trường đã phát triển khác như Trung Quốc, Châu Mỹ. Điều này có nghĩa là Châu Âu vẫn là thị trường chưa được khai thác tốt, hay nói cách khác là “mới” đối với các doanh nghiệp trong nước.

Hiện tại việc xuất khẩu từ khu vực Đông Á sang Tây Âu đang được ghi nhận tăng trưởng dương trong giai đoạn 2018 – 2022, với mức tăng trung bình 1,5% mỗi năm. Đây là mức ghi nhận tốt cho một thị trường mới và tạo tiền đề cho việc phát triển sâu rộng hơn của thị trường này.

Xu hướng tiêu dùng tăng cường sử dụng rau quả

Động lực tăng trưởng chủ yếu trong mảng rau củ quả tươi là xu hướng tiêu dùng đang chuyển dịch của người dân Châu Âu. Nhu cầu tiêu thụ các loại thực phầm ít béo, giảm ngọt, giàu khoáng chất, tiện lợi và sạch là những động lực chính thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm chuyển dần từ các thực phẩm chế biến sẵn sang rau củ quả.

Bên cạnh đó, giảm tiêu thụ đường và thịt, cùng với lối sống thiên về các thực phẩm chay tạo ra xu hàng tăng cao về đa dạng thực phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu đinh dưỡng cần thiết. Do đó, Châu Âu sẽ tăng cường nhập khẩu đa dạng nguồn hàng từ những khu vực có khả năng đáp ứng đủ các điều kiện về y tế và khả năng cung cấp ổn định.

Việt Nam & Châu Âu ký kết thành công EVFTA

Sự thành công trong việc kí kết hiệp định EVFTA trong năm 2020 đã mở ra cánh cửa rất lớn cho rau củ quả Việt tiến vào thị trường chung châu Âu. Tác động chủ yếu của EVFTA là giúp giảm các hàng rào thuế quan cho các bên nhập khẩu, nhờ đó, sản phẩm của Việt Nam tiến vào các thị trường Châu Âu sẽ có mức giá cực kì tốt.

Bên cạnh đó, sản phẩm Việt Nam hiện đang rất được các quốc gia Châu Âu ưa chuộng. Mặc dù vẫn còn các hàng rào phi thuế quan như kỹ thuật trồng, hạn chế an toàn thực phẩm, nhưng sản phẩm Việt đang cực kỳ hứa hẹn trên thị trường khó tính này.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong thị trường Đông Nam Á ký kết thành công FTA với Châu Âu, mở đầu cho những cơ hội mới. Đây là ưu thế không hề nhỏ so với các nước như Thái Lan hay Trung Quốc.

Xuất khẩu trực tuyến sang thị trường Châu Âu

Trong những năm gần đây, xuất khẩu trực tuyến thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới đang là những xu hướng phát triển của ngành xuất nhập khẩu. Đây là một chủ đề còn tương đối mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn vào sự phát triển của các mô hình thương mại điện tử B2C, thì đây chắc chắn là hướng đi đúng cho các mô hình B2B, đặc biệt là B2B xuyên biên giới khi nó giải quyết được các vấn đề về địa lý và khả năng tiếp cận nguồn thông tin.

Hiện nay, Alibaba.com đang là nền tảng thương mại điện tử B2B phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam. Không chỉ làm việc với các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, Alibaba.com cũng hợp tác với các ban ngành đoàn thể tổ chức các sự kiện, hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu. Trong năm 2023, nền tảng Alibaba.com đã ký kết hợp tác với Bộ Công thương thành lập Gian hàng Quốc tế Việt Nam trên nền tảng, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt đã và đang hoạt động trên Alibaba.com dễ dàng tiếp cận khách hàng mới.

Về nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Alibaba.com

Alibaba.com là nền tảng thương mại điện tử B2B xuyên biên giới hàng đầu. Đây là nền tảng thuộc tập đoàn Alibaba danh tiếng, được thành lập từ 1999. Alibaba.com hướng đến người dùng là đối tượng doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp sản xuất và cả các đơn vị phân phối.

Doanh nghiệp được gì khi tham gia Alibaba.com?

Alibaba.com giúp doanh nghiệp giải quyết 3 bài toán sau:

  • Giới hạn về khả năng tiếp cận thông tin thị trường.

  • Giới hạn về khả năng tiếp cận khách hàng quốc tế.

  • Lừa đảo trong các giao dịch thương mại quốc tế.

Đây cũng là 3 điểm bất lợi lớn nhất của doanh nghiệp khi tham gia các thị trường quốc tế, nhất là đối với doanh nghiệp Việt chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia thị trường thương mại toàn cầu. Đây vừa là một phép thử, vừa là giải pháp mở rộng thị trường hiệu quả, khi chuyển dịch sang thương mại điện tử đang là xu hướng chung của thị trường.

Hiệu quả doanh nghiệp Việt đang hoạt động trên Alibaba.com

Đối với mặt hàng rau củ quả, hiện đã có rất nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường quốc tế thông qua Alibaba.com. Ví dụ như, đối với từ khóa fresh fruit – trái cây tươi, các gian hàng Việt Nam có thể cạnh tranh trên trang đầu tiên của Alibaba.com với các mặt hàng như thanh long, ổi, xoài, bơ, quất,… Đây đều là những doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu, ổn định và hoàn toàn có cơ sở để phát triển và mở rộng kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

Không chỉ là các sản phẩm trái cây tươi, các sản phẩm đã chế biến cũng cạnh tranh rất tốt trên thị trường. Với từ khóa juice – nước ép, các sản phẩm của Việt Nam cũng đang cạnh trạnh rất tốt với các sản phẩm đến từ thị trường lớn như Trung Quốc, Ý, Đài Loan về giá cả, chất lượng, mẫu mã,…

Giá cả phù hợp, yêu cầu đơn hàng tối thiểu (MOQ) thấp, và đa dạng sản phẩm là 3 yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ nhất của sản phẩm Việt. Không những thế, khi các sản phẩm đặc thù của khu vực và thời vụ đạt được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, sản phẩm Việt sẽ chính thức nở rộ trên thị trường thế giới.

Tư vấn tham gia Alibaba.com

Hiện nay, Innovative Hub Việt Nam đang là đại lý chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam. Trong 5 năm hoạt động và phát triển, Innovative Hub Việt Nam đã thành công đưa rất nhiều thương hiệu Việt tiến ra thị trường toàn cầu, điển hình như Nệm Vạn Phát, cà phê Trung Nguyên, đồ điện gia dụng Hành Sanh – Sankyo, TH True Milk,…

Với kinh nghiệm dày dặn trong vận hành các nền tảng thương mại điện tử, chúng tôi đảm nhiệm việc tư vấn ngành hàng, tư vấn thị trường, triển khai và vận hành doanh nghiệp của bạn trên các nền tảng thương mại điện tử.

Điển thông tin ngay tại đây để chúng tôi tư vấn giúp bạn!

Lời kết

Nhờ hiệp định EVFTA và sự phát triển của các kỹ thuật nông nghiệp, thực phẩm sạch của Việt Nam đang dần có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường khó tính như Châu Âu. Hi vọng trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt sẽ phát triển mạnh trên thị trường đầy tiềm năng này.