Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

Chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng xuất khẩu

Cập nhật ngày: 28/08/2024

Tìm kiếm khách hàng xuất khẩu là bước quan trọng để mở rộng doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Dưới đây là 5 cách phổ biến để doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng xuất khẩu

Tìm kiếm khách hàng xuất khẩu là bước quan trọng để mở rộng doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Dưới đây là 5 cách phổ biến để doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm và tiếp cận các đối tác xuất khẩu. Doanh nghiệp có thể sử dụng 5 cách này như một danh sách, kiểm tra những gì mình đã từng làm để đánh giá hiệu quả cho từng hoạt động. Các đánh giá trong bài viết dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia từ Innovative Hub, và sẽ có sửa đổi trong tương lai.

Tìm kiếm khách hàng tại các hội chợ, triễn lãm quốc tế

Hội chợ triển lãm là cách truyền thống để các doanh nghiệp tiếp cận, gặp gỡ và trao đổi thông tin. Thông thường sẽ có các sự kiện thường niên dành cho các ngành hàng, hoặc hàng quý do Bộ Công thương và Cục xúc tiến thương mại tổ chức.

Giải pháp này thường khá hiệu quả, do các doanh nghiệp được trực tiếp cảm nhận sản phẩm, doanh nghiệp thông qua các gian hàng tại hội chợ. Nguồn data từ những sự kiện này thường rất chất lượng, người thật và đã có nhu cầu, do đó, tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, tham gia hội chợ triễn lãm với các thương hiệu cùng ngành sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn trực quan hơn về thị trường, hiểu hơn về đối thủ và các đối tác tiềm năng. Đây là điểm mạnh nhất của phương pháp này, bởi nắm được thị trường là yếu tố quan trọng cho thành công trong kinh doanh.

Nhược điểm

Tuy nhiên, tham gia hội chợ không phải dành cho tất cả các doanh nghiệp. Đây là 1 kênh tương đối tốn kém, đặc biệt là khi tham gia các sự kiện lớn do bộ công thương hoặc các ban ngành liên quan tổ chức. Trưng bày 1 gian hàng tại hội chợ cần nhiều thời gian để chuẩn bị, tương đối tốn kém nhân lực và tài nguyên doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, muốn tham gia một hội chợ chất lượng, doanh nghiệp cần phải theo dõi thông tin và đăng ký trước để được vị trí đẹp. Gian hàng của bạn nếu không được chuẩn bị kỹ càng, cũng sẽ dễ dàng bị các đối thủ khác cạnh tranh. Do đó, giải pháp tham gia hội chợ triển lãm thường không phù hợp cho các đơn vị vừa và nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thị trường. Các đơn vị này có thể ở trong vai trò người tham quan để học hỏi và đánh giá các doanh nghiệp khác.

Chi phí

Chi phí dành cho một buổi tham gia và xây dựng gian hàng sẽ giao động tùy theo quy mô của từng sự kiện hội chợ triển lãm. Chi phí này không cố định và được tính theo ngày, thông thường sẽ giao động trong khoảng 2-15 triệu, tùy vào các hạng mục tham gia và nhu cầu của doanh nghiệp.

Một số hội chợ triển lãm nổi bật

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam – Vietnam Expo
HCMC Foodex
VN Medi-pharm Expo

Tìm kiếm khách hàng trên các nền tảng thương mại điện tử B2B

Với sự phát triển vũ bão của thương mại điện tử, các kênh thương mại điện tử B2B dần trở thành một kênh hiệu quả cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác quốc tế. Với đặc điểm phủ rộng của internet, và mức độ tập trung của các nền tảng, kênh thương mại điện tử là kênh dành cho mọi đối tượng doanh nghiệp, đa dạng ngành nghề.

Đặc điểm của kênh thương mại điện tử là chi phí thấp, dễ tiếp cận, tuy nhiên lại khá thụ động và cần nhân sự chuyên môn. Khi sử dụng các kênh thương mại điện tử, bạn cần phải hiểu về nó để tối ưu và sử dụng quảng cáo hợp lý. Hiện nay, Alibaba và Amazon là 2 kênh thương mại điện tử B2B phổ biến nhất tại Việt Nam. Mặc dù là 2 nền tảng thương mại điện tử B2B lớn, Alibaba và Amazon lại có nhiều điểm khác biệt, mà khi cân nhắc lựa chọn nền tảng, bạn cần phải tìm hiểu kĩ hơn.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của kênh thương mại điện tử B2B đó là yêu cầu về vận hành. Một gian hàng trên Alibaba cần phải có một chuyên viên vận hành hiểu về nền tảng và thị trường. Tuy nhiên, lực lượng nhân lực này còn tương đối mới ở Việt Nam, và thường chỉ có sẵn trong các agency hoặc đại lý ủy quyền của nền tảng, ví dụ như Innovative Hub.

Nhược điểm thử 2 là kênh thương mại điện tử thường khá bị động, chờ đợi khách hàng đến với mình. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được khắc phục bằng nhiều phía. Hiện nay, bên cạnh việc thúc đẩy các nhà mua hàng quốc tế tham gia nền tảng, Alibaba đã phối hợp cùng Cục xúc tiền thương mại xây dựng Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba nhằm thúc đẩy sản phẩm Việt trên nền tảng.

Chi phí

Với các nền tảng thương mại điện tử B2B, doanh nghiệp cần đăng ký trở thành nhà cung cấp trên nền tảng. Giá gói tham gia làm nhà cung cấp trên các nền tảng sẽ được tính theo năm, và thường là chi phí cố định (chưa tính chi phí quảng cáo và các dịch vụ khác). Thông thường các chi phí sẽ được tính trọn gói, và công khai trên trang web của nền tảng hoặc đại lý.

Tham khảo chi phí trở thành nhà cung cấp trên Alibaba tại đây.

Tìm kiếm khách hàng từ các kết nối mạng xã hội

Facebook & Linkedin là 2 mạng xã hội tiềm năng nhất để tiếp cận các khách hàng quốc tế. Ở các kênh mạng xã hội, doanh nghiệp sẽ có nhiều hoạt động quảng bá hơn, ví dụ như tự đăng bài viết trên trang cá nhân, tham gia các group, hoặc quảng cáo trang của mình.

Mạng xã hội là một kênh chủ động, do đó, doanh nghiệp cần chủ động rất nhiều khi muốn tiếp cận khách hàng thông qua mạng xã hội. Đây là một kênh cần đầu tư lâu dài, từ việc xây dựng nội dung, xây dựng trang doanh nghiệp, tạo các kết nối, chạy quảng cáo. Tuy nhiên, nếu được thực hiện bài bản, đây sẽ là kênh tiếp cận khách hàng quốc tế vô cùng chất lượng, và có hiệu quả lâu dài.

Nhược điểm

Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội sẽ là hành trình dài, và nên được thực hiện bài bản từ những bước đầu tiên. Do đó, chi phí xây dựng các kênh mạng xã hội thường sẽ tính theo nhân sự, và khó đo lường nếu không có sự chuẩn bị tốt.

  • Cần thời gian dài để phát triển.

  • Khó đo lường trong thời gian đầu.

  • Chi phí biến động theo nhân sự.

  • Cần đầu tư lâu dài.

Chi phí

Chi phí của kênh mạng xã hội được tính theo nhân sự. Thông thường một team chuyên về mạng xã hội sẽ có từ 2-3 nhân sự cho mảng xây dựng chiến lược, xây dựng nội dung, đo lường và tối ưu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa 2 phương án: tự xây dựng nhân sự, hoặc sử dụng các agency chuyên về xây dựng mạng xã hội. Tuy nhiên, bất kì phương pháp nào cũng yêu cầu ít nhất 1 nhân lực có chuyên môn để xây dựng kênh mạng xã hội hiệu quả và chất lượng.

Tìm kiếm khách hàng thông qua Google và các trang tra cứu dữ liệu

Với việc các dữ liệu xuất nhập khẩu có thể dễ dàng tiếp cận hơn, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn dữ liệu này để tìm kiếm các khách hàng mới. Với các kênh như Tridge, Trade Int,… doanh nghiệp có thể có được cả sản phẩm, quốc gia, nhà nhập khẩu,… thuận tiện cho việc liên hệ trực tiếp.

Website của Tổng cục Thống kê

Nhược điểm

Hiện nay các thông số thống kê về doanh nghiệp xuất nhập khẩu chính thống còn tương đối hạn chế, do đó, đây không phải là nguồn dữ liệu ổn định. Hiện tại hầu hết các cơ sở dữ liệu chỉ phù hợp với các chỉ số tổng quan phục vụ trong quá trình nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược tổng thế, chưa đủ để có thể trở thành nguồn khách hàng ổn định cho doanh nghiệp.

Tìm kiếm thông tin từ các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

Để doanh nghiệp phát triển thương mại quốc tế, chắc chắn phải có sự đồng hành của các tổ chức đoàn thể. Các chương trình của Bộ Công thương và Cục xúc tiến thương mại luôn được tổ chức xuyên suốt, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối các đối tác nội địa và quốc tế.

Chính thức mở cửa “Gian Hàng Việt Nam – Vietnam Pavilion” trên Alibaba.com – | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp có rất nhiều hình thức, phối hợp cả các kênh online và offline. Ví dụ như, chương trình Vietnam Pavillion là sự kết hợp của Cục xúc tiến thương mại và Alibaba.com trong việc đẩy mạnh thương hiệu việt và các doanh nghiệp chất lượng trên nền tảng Alibaba.

Những lưu ý trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận khách hàng quốc tế

Đây là 5 phương pháp tìm kiếm đối tác quốc tế khi mở rộng thị trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chú tâm vào xây dựng thương hiệu trên 1-2 kênh hiệu quả nhất để tối ưu chi phí, đặc biệt là kênh mạng xã hội và thương mại điện tử. Đây là 2 kênh được tập trung nhiều doanh nghiệp, có lưu lượng truy cập lớn, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong quá trình phát triển.

Phối hợp các giải pháp, cùng với việc hoạch định các chiến lược bài bản trong ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Cùng với những ưu thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế, những doanh nghiệp có định hướng và triển khai phù hợp sẽ phát triển tốt trong tương lai.

Đăng ký tư vấn xuất khẩu

test