Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN CỦA NHẬP KHẨU NÔNG SẢN

24/03/2023

Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức cao, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa

CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN CỦA NHẬP KHẨU NÔNG SẢN

Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức cao, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của Việt Nam. Nông sản của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia hội nhập vào kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và thành tựu đạt được, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập, dịch bệnh Covid-19. Làm thế nào để tận dụng lợi thế, cơ hội vượt qua được các khó khăn thách thức là vấn đề đang đặt ra cần giải quyết.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu các yếu tố khách quan của thị trường nhập khẩu nông sản qua bài viết sau.

1. Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập

1.1 Về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản

Trong những năm vừa qua, hàng nông sản nước ta luôn phải gặp tình cảnh “được mùa mất giá”. Điều này xuất phát từ nguyên nhân lớn nhất là sản xuất nông nghiệp của nước ta chủ yếu tự phát, chưa gắn với thị trường, với chuỗi giá trị ngành hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp của nước ta chưa phát triển theo hướng bền vững, chưa mạnh dạn xây dựng các vùng nguyên liệu vì không có thị trường ổn định. Các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản đang phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường xuất khẩu chủ yếu như Trung Quốc, Philipine, Indonexia, Malaysia… mà chưa mở rộng tới các thị trường cao cấp khác như các nước trong khối Liên minh Châu Âu, Mỹ…

1.2 Về tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập

Với tiềm năng rất lớn về nông nghiệp, Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản trong điều kiện hội hập hiện nay. Trong thời gian qua, Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương với các nước trên thế giới (FTA với Hàn Quốc, FTA với Liên minh Châu Âu, TPP, FTA Cộng đồng kinh tế ASEAN…), vì thế, trong thời gian tới, nước ta sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản với thuế suất thấp hoặc không thuế suất. Bên cạnh đó, nước ta cũng có cơ hội để nhập khẩu các nguyên, phụ liệu nông nghiệp một cách thuận lợi hơn, giá thành rẻ hơn.

2. Việt Nam nhập khẩu nông sản từ các nước

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), 5 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu nông – lâm – thủy sản ước đạt 23,2 tỉ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu ước tính 18,1 tỉ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm, Campuchia là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nông sản nhiều nhất, hơn 1,9 tỉ USD, chiếm 10,7% thị phần nhập khẩu nông sản; tiếp theo là Brazil 1,6 tỉ USD; thứ 3 là Trung Quốc 1,5 tỉ USD; và thứ 4 là Mỹ với1,4 tỉ USD.

Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia nhiều nhất là nguyên liệu điều (4 tháng đầu năm đã nhập 767 triệu USD) và các nông sản khác như: hồ tiêu, gạo, rau quả…

3. Các yếu tố khách quan của thị trường nhập khẩu nông sản

Ngoài những vấn đề trên, còn có những yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt. Điển hình trong thời gian gần đây  khi xuất khẩu vào thị trường Australia, mặt hàng nông sản gặp nhiều khó  khăn do tỷ giá đồng nội tệ luôn duy trì ở mức thấp khiến hàng nhập khẩu có giá đắt hơn. Ngoài ra, nền kinh tế Australia có tốc độ tăng trưởng chậm, gây ra nhiều tác động lên hành vi tiêu dùng của người dân và  nhập khẩu hàng hóa. 

Chưa kể đến, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các thị trường  nhập khẩu nông sản như EU, Mỹ, Australia… quá xa, đòi hỏi chúng ta  phải đầu tư nhiều cho các phương pháp bảo quản hàng, đặc biệt với  các loại nông sản có thời hạn sử dụng ngắn, cần được tiêu thụ tươi. Theo  ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại  Mỹ, chính vì lý do này cho nên đến nay chỉ mới có 6 loại hoa quả tươi  được chính thức cấp phép nhập khẩu vào thị trường này trong khi nước  ta có nhiều mặt hàng có thể đáp ứng được nhu cầu ở đây như chanh  dây, bưởi hay bơ. Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng của nhiều thị trường đã  suy giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo ra nhiều rào cản khiến việc thâm nhập và khai thác thị trường mới của hàng nhập khẩu lại  càng khó khăn hơn. 

Bên cạnh đó, mẫu mã sản phẩm cũng là một vấn đề mà các doanh  nghiệp Việt Nam cần chú ý. Theo ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia, người tiêu dùng bản địa có nhiều sự lựa  chọn thế nên họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà hình  thức mẫu mã cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của họ. Do  đó, để nông sản Việt Nam thu hút được nhiều khách hàng ở thị trường  Australia hơn, chúng ta cần đầu tư thiết kế và cải tiến mẫu mã, bao bì  sản phẩm đồng thời sử dụng các biện pháp, kỹ thuật bảo quản tiên tiến  cho rau củ, hoa quả để giữ được vẻ ngoài tươi ngon, đẹp mắt khi được  bày bán. 

Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn non trẻ trong việc  nắm bắt các đặc điểm của thị trường cũng như tâm lý tiêu dùng của  khách hàng tại quốc gia mục tiêu. Vì vậy các doanh nghiệp Việt cần  nghiên cứu thị trường tốt hơn để đưa ra các chiến lược, các chính sách  phù hợp, riêng biệt để khai thác tốt nhất các thị trường tiềm năng.

TÌM HIỂU THÊM: THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG SẢN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM