Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

Cập nhật ngày: 20/01/2021

Toàn cầu hóa trong kinh doanh không còn là một xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, là chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển nền

CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

Toàn cầu hóa trong kinh doanh không còn là một xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, là chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế của nhiều quốc gia. Xuất khẩu, nhập khẩu là những hoạt động thương mại không thể thiếu, được chính phủ các nước chú trọng đẩy mạnh. Ngày nay các hoạt động thương mại toàn cầu trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những nỗi lo cản bước nhiều doanh nghiệp có ý định xuất nhập khẩu, trong đó phải kể đến vấn đề thanh toán quốc tế.

Thông qua bài viết này, Innovative Hub sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về 4 phương thức thanh toán quốc tế cơ bản, giúp các bạn hiểu và có thể chọn lựa phương thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp, tránh gặp rủi ro khi ký hợp đồng thương mại quốc tế.

Phương thức ghi sổ – Open Account:

Bản chất của ghi sổ là nhà xuất khẩu sẽ mở tài khoản ghi nợ những khoản bao gồm tiền hàng và dich vụ đã cung cấp cho nhà nhập khẩu , quyết định thời hạn định kỳ thanh toán lệ phí phát sinh bằng tiền hoặc bằng séc. Ngân hàng chỉ đóng vai trò là bên mở tài khoản và thực hiện thanh toán theo chỉ định theo từng thời điểm đã thỏa thuận thanh toán của nhà nhập khẩu gửi cho nhà xuất khẩu.

Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Khi nào nên sử dụng phương pháp thanh toán ghi sổ: 

  • Khi sử dụng phương pháp này nhà nhập khẩu có lợi hơn, áp dụng khi nhà xuất khẩu muốn cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu (bán hàng trả chậm).
  • Hai bên có quan hệ mua bán thường xuyên với số lượng không lớn và có sự tin cậy lẫn nhau
  • Nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu / đại lý phân phối ở nước ngoài bán
  • Thanh toán phí dịch vụ như cước phí vận tải, bảo hiểm, bưu điện, tiền hoa hồng, phí ủy thác, lãi cho vay hoặc lợi tức đầu tư.

Phương thức nhờ thu – Collection:

Nhờ thu là hình thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu sẽ đồng thời gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền của ngân hàng người nhập khẩu. Đây là phương pháp vai trò của ngân hàng thể hiện rất rõ ràng, đảm bảo an toàn cho 2 bên xuất – nhập khẩu.

Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu kèm chứng từ:

  • Ưu điểm: Đối với người bán sử dụng phương thức này không tốn kém, đồng thời người bán được Ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi đảm bảo thanh toán. Lợi ích đối với người mua là không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa được kiểm tra các chứng từ trong một số trường hợp kể cả hàng hoá.
  • Nhược điểm: Đối với người xuất khẩu, sẽ có rủi ro như người nhập khẩu không chấp nhận hàng được gửi bằng cách không nhận chứng từ, rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nước người nhập khẩu và rủi ro hàng hoá có thể bị hải quan giữ. Việc trả tiền quá chậm, từ lúc giao hàng đến lúc nhận tiền có khi kéo dài vài tháng đến một năm. Người nhập khẩu chỉ chịu một rủi ro trong thanh toán nhờ thu đổi chứng từ là hàng được gửi có thể không giống như đã ghi trên hoá đơn và vận đơn.

Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Trong đàm phán, nhờ thu chứng từ có thể coi là sự lựa chọn trung gian có lợi. Nếu xét về các ưu điểm tương đối với người bán và người mua, nó nằm giữa bán hàng trả chậm (lợi cho người mua) và thư tín dụng (lợi cho người bán). Do đó, người bán thường thích nhờ thu chứng từ hơn bán hàng trả chậm mà người mua đề nghị.

Phương thức thư tín dụng – Letter of credit (L/C):

L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Do đó L/C này được gọi là L/C thương mại hay L/C chứng từ. L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng.

Phương thức thanh toán thư tín dụng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong thanh toán xuất nhập khẩu vì nó đảm bảo quyền lợi cho người mua và người bán ở mức độ cao nhất, đặc biệt là đối với người bán. Phương thức này vẫn có những nhược điểm như: phí mở thư tín dụng, tỷ lệ ký quỹ cao; trong thanh toán người mua thường gặp rủi ro là hàng hoá không đúng theo hợp đồng ký kết hoặc người bán giao hàng chậm; người bán có thể gặp rủi ro khi Ngân hàng mở thư tín dụng không có khả năng thanh toán. Nhưng thực tế những rủi ro này ít xảy ra và đã được các bên xem xét kỹ trước khi ký kết hợp đồng. Nói chung, đây vẫn là phương thức thanh toán hoàn hảo nhất hiện nay.

Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Phương thức chuyển tiền (Remittance):

Đây là phương pháp người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu.

Các phương pháp chuyển tiền hiện tại:

  • Cách chuyển Chuyển tiền bằng điện – Telegraphic Transfer Remittance (T/T): thời gian chuyển rất nhanh, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí và chi phí điện tín. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
  • Chuyển tiền bằng thư – Mail transfer Remittance (M/T): thời gian chuyển lâu, chi phí thấp.

Phương thức thanh toán quốc tế này thường không được áp dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu với nước ngoài vì dễ bị người mua chiếm dụng vốn. Người ta thường dùng nó khi thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, trong trường hợp chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư hoặc chi tiêu phi mậu dịch, chuyển kiều hối.

Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền:

  • Ưu điểm: Việc sử dụng đơn giản không đòi hỏi cao về mặt nghiệp vụ, chi phí chuyển tiền thấp hơn các phương thức khác.
  • Nhược điểm: Việc trả tiền cho người bán phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Ngược lại nếu chuyển tiền trước không có gì đảm bảo chắc chắn rằng người bán sẽ giao hàng và giao hàng đúng hạn.

Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Trên đây là những nét cơ bản cùng ưu điểm, nhược điểm của các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản, thông dụng nhất. Các doanh nghiệp dự định xuất khẩu có thể tham khảo các phương thức trên hoặc tìm hiểu thêm một số phương thức khác để chọn được loại hình phù hợp nhất cho mình.

Follow Fanpage của Innovative Hub để cập nhật tin tức mỗi ngày.

Nguồn tổng hợp

test