Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: tiềm năng, thách thức và chứng chỉ cần thiết

Cập nhật ngày: 20/12/2024

Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của việt nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế trên

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: tiềm năng, thách thức và chứng chỉ cần thiết

Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của việt nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để chinh phục các thị trường khó tính và tận dụng cơ hội từ Alibaba.com, doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm chất lượng mà còn sở hữu các chứng chỉ quốc tế uy tín. Đây là “tấm vé vàng” giúp nâng cao uy tín, tạo dựng niềm tin và mở rộng thị trường. 

Trong bài viết này, hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu tổng quan về tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và những chứng chỉ xuất khẩu thuỷ sản trên Alibaba.com!

Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang không ngừng vươn xa trên thị trường toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất, tính đến hết tháng 11 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, dự báo sẽ cán mốc 10 tỷ USD vào cuối năm 2024. Đây là một tín hiệu tích cực, đặc biệt trong bối cảnh thị trường toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, lạm phát kinh tế, và những thay đổi trong chuỗi cung ứng quốc tế.

Các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, và cá ngừ tiếp tục duy trì vị thế trên các thị trường lớn như Mỹ, EU, và Nhật Bản. Đặc biệt, tôm Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá trị xuất khẩu hơn 4 tỷ USD, trong khi cá tra và cá ngừ cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng quốc tế.

Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam

Nguồn: vneconomy.vn

Tuy nhiên, để giữ vững đà phát triển này, ngành thủy sản cần đối mặt với không ít thách thức, bao gồm các yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm từ các thị trường lớn như HACCP, ISO 22000, hoặc các chứng nhận chuyên biệt như BRC, HALAL, hay KOSHER. Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các quốc gia xuất khẩu khác như Thái Lan, Ấn Độ, và Indonesia, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và chi phí sản xuất gia tăng. 

Trong bối cảnh đó, việc đầu tư vào công nghệ hiện đại, tối ưu hóa quy trình nuôi trồng và chế biến, đồng thời tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do như EVFTA và CPTPP sẽ là chìa khóa để ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục vươn xa trên thị trường toàn cầu.

>> Đọc thêm bài viết: Tận dụng EVFTA để tham gia thị trường châu Âu

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt trên Alibaba.com

Alibaba.com, nền tảng thương mại điện tử B2B hàng đầu thế giới, đã trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. Hiện tại, có hơn 2.500 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tích cực trên nền tảng này, với đa dạng các ngành hàng, trong đó nổi bật là nhóm hàng thủy sản.

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt trên Alibaba.com

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt trên Alibaba.com

Các sản phẩm thủy sản Việt Nam như tôm, cá tra, và cá ngừ đông lạnh đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nhập khẩu quốc tế tại các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, và Trung Đông. Với lợi thế về chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và nguồn cung ổn định, doanh nghiệp Việt đã khẳng định được vị thế trên Alibaba.com.

Tuy nhiên, để tối ưu hóa tiềm năng của nền tảng này, việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và sở hữu các chứng chỉ xuất khẩu thuỷ sản quốc tế là yếu tố không thể thiếu.

Những loại chứng chỉ xuất khẩu thuỷ sản chất doanh nghiệp cần lưu ý khi tham gia Alibaba.com

Có 2 loại chứng chỉ xuất khẩu thuỷ sản quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý khi tham gia Alibaba.com đó là: Chứng chỉ quản lý (ISO, HACCP, BRC, BSCI); Chứng chỉ sản phẩm (EC, HALAL, KOSHER).

Chứng chỉ quản lý

ISO

ISO (International Organization for Standardization) là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ. Trong ngành thủy sản, các tiêu chuẩn như ISO 22000 (Quản lý an toàn thực phẩm) và ISO 9001 (Quản lý chất lượng) rất quan trọng.

Các chứng chỉ này đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế như EU, Mỹ, Nhật Bản, đồng thời tăng uy tín và khả năng cạnh tranh toàn cầu. 

HACCP

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý quốc tế nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách phân tích, nhận diện, và kiểm soát các mối nguy trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, và phân phối thực phẩm. 

Chứng chỉ HACCP tập trung vào việc phòng ngừa rủi ro hơn là xử lý vấn đề sau khi phát sinh, giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm vi sinh, hóa chất, hoặc vật lý trong sản phẩm. 

Đây là tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ, và Úc, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin với khách hàng và vượt qua các rào cản thương mại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

BRC

BRC (British Retail Consortium) là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, được phát triển bởi Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và tính hợp pháp của sản phẩm thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Đối với ngành thủy sản, chứng chỉ BRC có vai trò vô cùng quan trọng. Thứ nhất, nó giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế. Thứ hai, chứng chỉ này khẳng định an toàn thực phẩm, yếu tố then chốt để sản phẩm thủy sản Việt Nam thâm nhập thành công vào những thị trường khó tính như Anh và châu Âu.

Bên cạnh đó, Anh và các nước châu Âu là các thị trường luôn đặt tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và duy trì tính bền vững của chuỗi cung ứng thực phẩm. Vì vậy, việc đạt được chứng chỉ BRC không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng lòng tin của khách hàng quốc tế mà còn tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ từ những quốc gia xuất khẩu khác.

BSCI

BSCI (Business Social Compliance Initiative) là sáng kiến tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, tập trung vào điều kiện lao động và đạo đức kinh doanh.

Đối với ngành thủy sản, chứng chỉ BSCI có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, một yếu tố ngày càng được thị trường quốc tế coi trọng. Với đặc thù là ngành sử dụng nhiều lao động và phụ thuộc vào chuỗi cung ứng phức tạp, việc đạt chứng nhận BSCI mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu.

Chứng chỉ sản phẩm

Chứng chỉ EC

Chứng chỉ EC (European Commission) là một chứng nhận do Liên minh Châu Âu (EU) quy định nhằm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh, và truy xuất nguồn gốc. Trong ngành thuỷ sản, chứng chỉ EC giúp xác nhận rằng sản phẩm không chứa dư lượng hóa chất, kháng sinh, thuốc trừ sâu, hoặc các chất ô nhiễm vượt mức cho phép (MRL).

Các chứng chỉ cần lưu ý trong EC bao gồm: (EC) số 470/2009, (EC) số 396/2005, và (EC) số 1881/2006. 

Sở hữu chứng chỉ EC là điều kiện bắt buộc để sản phẩm thủy sản, được phép lưu hành trên thị trường EU, đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế.

HALAL

Chứng nhận HALAL xác nhận sản phẩm phù hợp với luật Hồi giáo, bao gồm quy trình sản xuất, chế biến và thành phần. Trong ngành thủy sản, chứng chỉ HALAL cần thiết để xuất khẩu vào các thị trường Hồi giáo lớn như Indonesia, Malaysia, Trung Đông, và Nam Á. 

Đây là yêu cầu bắt buộc để sản phẩm được lưu hành trong các quốc gia này, đặc biệt với cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số. Chứng chỉ không chỉ mở rộng thị trường mà còn tạo niềm tin với người tiêu dùng trong và ngoài khu vực Hồi giáo.

>> Đọc thêm: Tìm hiểu để chinh phục thị trường Halal đầy tiềm năng

KOSHER

Chứng chỉ Kosher là chứng nhận đảm bảo sản phẩm tuân thủ các quy tắc ăn uống nghiêm ngặt theo luật Do Thái, từ nguồn gốc nguyên liệu đến quy trình sản xuất và chế biến. Chứng chỉ này đặc biệt quan trọng khi xuất khẩu vào các thị trường như Israel, Mỹ, và các cộng đồng Do Thái trên toàn cầu. 

Trong ngành thủy sản, chứng chỉ Kosher thường áp dụng cho các sản phẩm như cá ngừ, cá hồi, và hải sản chế biến không vi phạm quy định (như không chứa động vật không vảy hoặc vây). 

Tư vấn xây dựng và vận hành thương hiệu trên Alibaba.com cùng Innovative Hub

Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tích cực tận dụng thương mại điện tử xuyên biên giới để mở rộng thị trường xuất khẩu, việc sở hữu các chứng chỉ xuất khẩu thuỷ sản quốc tế và quản lý gian hàng hiệu quả trở thành yếu tố quan trọng để cạnh tranh với các đối thủ mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. 

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ kinh nghiệm và chiến lược để tối ưu hóa sự hiện diện của mình trên các nền tảng này.

Innovative Hub Vietnam là đại lý uỷ quyền của nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com tại Việt Nam. Chúng tôi là đơn vị cung cấp giải pháp toàn diện để giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và gia tăng hiệu quả kinh doanh trên nền tảng. 

Innovative Hub - đại lý uỷ quyền của Alibaba.com tại Việt Nam

Innovative Hub có đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn sâu rộng và các dịch vụ được thiết kế bài bản. Chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu tư vấn chiến lược, thiết lập, tối ưu hóa gian hàng, đến triển khai các chiến dịch quảng bá nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu và tăng doanh số bán hàng.

Hãy để Innovative Hub đồng hành cùng doanh nghiệp Việt, tối ưu hóa tiềm năng từ Alibaba.com và chinh phục thành công thị trường quốc tế!

Đăng ký tư vấn ngay!

Nguồn tham khảo: 

Trung tâm WTO

Vneconomy.vn

Chứng nhận Halal là gì

test