Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Cập nhật ngày: 09/12/2020

Nông sản đang là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo được Việt Nam khuyến khích và thúc đẩy, đóng góp lớn vào kim ngạch của nước ta. Nông sản Việt

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Nông sản đang là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo được Việt Nam khuyến khích và thúc đẩy, đóng góp lớn vào kim ngạch của nước ta. Nông sản Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, được nhiều quốc gia chấp nhận nhập khẩu bởi chất lượng ngày càng cao.

Rất nhiều doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu nông sản nhưng không phải ai cũng hiểu rõ quy trình để có thể đưa sản phẩm của mình vào thị trường nước ngoài. Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về thủ tục xuất khẩu nông sản qua bài viết sau nhé:

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra sản phẩm nông sản xuất khẩu của mình đã được nước nhập khẩu chấp nhận chưa.

Điều này rất quan trọng, cũng tương tự khi bạn nhập khẩu thực vật, trái cây vào Việt Nam thì sản phẩm đó đã phải được phép nhập vào nước ta. Vì vậy doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lại với người nhập khẩu xem liệu sản phẩm đã được xuất vào nước họ hay chưa để tránh mất thêm tiền cho “kinh nghiệm” này. Thêm vào đó, cần chú ý kiểm tra xem sản phẩm thực vật xuất khẩu có nằm trong danh sách xin giấy phép CITES xuất khẩu hay không.

*CITES: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – Công ước về thương mại quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp – là hiệp ước đa phương.

Tiếp theo, tiến hành kiểm tra nông sản xuất khẩu của mình đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nước nhập khẩu chưa.

Dù sản phẩm của doanh nghiệp đã được phép nhập khẩu nhưng sản phẩm vẫn phải đảm bảo đáp ứng các yêu cẩu của nước nhập khẩu. Tùy vào mỗi nước và mỗi Consignee (người nhập khẩu) mà yêu cầu sẽ khác nhau. Ví dụ một số yêu cầu nhập khẩu:

– Kiểm dịch thực vật

– Sản phẩm phải được chiếu xạ

– Vùng trồng cần phải đạt tiêu chuẩn

– Kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật

– Bao bì, nhãn mác, cách đóng gói hàng hóa,…

– Truy xuất nguồn gốc, một số thị trường như EU, Mỹ, Nhật và Trung Quốc đã có những yêu cầu nhất định về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nhập khẩu.

Đối với các sản phẩm tươi sống cần phải trữ lạnh thì cần phải lưu ý thêm một số vấn đề sau để đảm bảo sản phẩm vẫn còn tươi và không bị hư hỏng:

– Thời gian thu hoạch

– Thời gian đóng gói

– Thời gian làm các thủ tục khác: kiểm dịch, chiếu xạ, hải quan…

– Thời gian và các thức vận chuyển

Lưu ý:

– Cần phải tìm hiểu và làm kỹ càng ở bước này

– Tránh lãng phí điện dùng cho xe công lạnh khi ra hàng

– Đảm bảo tìm hiểu kỹ và làm đúng đủ tránh trường hợp bị hàng hóa bị hư hỏng, lúc này bạn phải tốn thêm tiền xử lý hàng hư, chi phí lưu container chờ xử lý, chi phí vận chuyển trở về…

Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:

– Commercial Invoice

– Packing List

– Bill of Lading/ Air waybill

– Fumigation certificate

– Phytosanitary certificate

– Certificate of Health

– Certificate of Quality/Quantity

– Certificate of Origin

Tất cả các khâu trong xuất khẩu nông sản cần phải được sắp xếp một cách chặt chẽ và khoa học để đảm bảo hàng không bị hư hỏng và giữ chất lượng tốt nhất, tránh phát sinh rất nhiều chi phí khác. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, các doanh nghiệp có mong muốn xuất khẩu nông sản sang nước khác cần phải thật thận trọng. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng không nên quá lo lắng, hãy tìm hiểu thật kỹ càng để chuẩn bị tốt cho việc xuất khẩu, mọi thứ sẽ nằm trong tầm tay của bạn.

Liên hệ Innovative Hub để được tư vấn thêm về xuất khẩu qua thương mại điện tử tại đây.

Nguồn tổng hợp

test