XU HƯỚNG M&A TRONG CÔNG TY THỰC PHẨM
Cập nhật ngày: 24/11/2023
Hoạt động mua bán-sáp nhập (M&A) trong ngành thực phẩm-đồ uống diễn ra sôi động trong thời gian qua, cả về số lượng và chất lượng, bất chấp thị trường
Hoạt động mua bán-sáp nhập (M&A) trong ngành thực phẩm-đồ uống diễn ra sôi động trong thời gian qua, cả về số lượng và chất lượng, bất chấp thị trường ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Đối với Việt Nam cũng như những nước khác, đại dịch COVID-19 tạo ra hàng loạt áp lực cho cả nền kinh tế nói chung và từng ngành nghề, lĩnh vực nói riêng. Tuy nhiên, thị trường mua bán – sáp nhập (M&A) vẫn có những thương vụ đáng chú ý như thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của những tập đoàn tư nhân.
Dự báo giai đoạn 2021 – 2022 thị trường sẽ phục hồi; trong đó khối ngoại, nhất là nhà đầu tư đến từ các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… tiếp tục tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam.
Cùng Innovative Hub tìm hiểu về Xu hướng M&A trong công ty thực phẩm qua bài viết sau.
Bùng nổ các xu hướng mới hậu Covid-19
Xu hướng M&A trong công ty thực phẩm
Một xu hướng nổi bật trong ngành F&B năm 2021 nữa là xu hướng M&A: là hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hay toàn bộ doanh nghiệp đó. Điển hình của xu hướng này là Vinamilk thâu tóm GTNFoods (công ty mẹ sữa Mộc Châu). Việc thâu tóm mang lại những lợi ích cho Vinamilk trong dài hạn như gia tăng thị phần từ 2,32% lên 38,34%; gia tăng nguồn cung sữa đầu vào trong nước nhờ đàn bò sữa của GTN cũng như quỹ đất tiềm năng để mở rộng chăn nuôi bò sữa khi GTNFoods sở hữu 74,5% cổ phần của Tập đoàn Chăn nuôi Việt Nam trong khi tập đoàn này lại sở hữu 51% cổ phần Sữa Mộc Châu và lợi ích cuối cùng là khiến các đối thủ cạnh tranh không thể dòm ngó Sữa Mộc Châu nữa.
Xu hướng M&A không chỉ giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp phát triển mà còn góp phần mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Thống kê tại diễn đàn M&A mới đây do Báo Đầu tư tổ chức, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 ước tính suy giảm 51% so với cùng kỳ, ước đạt 3,5 tỉ USD. Ngoài những giá trị tài chính hiện hữu về doanh thu hay lợi nhuận có thể thấy ngay lập tức, một giá trị khác mà hoạt động M&A mang lại cũng quan trọng không kém, đó là những toan tính về mặt chiến lược kinh doanh và định hướng thị trường trong nhiều năm tới của các nhà lãnh đạo. Khi đó, M&A được xem như là công cụ để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
M&A và xu hướng chuyển đổi số năm 2022
Theo Baker McKenzie, năm 2021, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực công nghệ tăng 71% so với năm 2020 và đạt 1,1 nghìn tỷ USD, chiếm 20% tổng giá trị M&A toàn cầu. Bên cạnh đó, số lượng thương vụ thuộc lĩnh vực này trong năm 2021 cũng tăng 34% so với năm trước.
Bước sang năm 2022, chuyển đổi số tiếp tục được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính của thị trường M&A ngành công nghệ bởi vì xu hướng này chính là cốt lõi trong chiến lược phát triển của hầu hết doanh nghiệp hiện nay
Doanh nghiệp tìm nhà đầu tư
Công ty với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thực phẩm giá trị gia tăng từ thủy sản và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Ý, Nhật Bản, Na Uy… Nhà máy của công ty rộng khoảng 5.000m2 trên khu đất rộng 12.000m2 với công suất đạt 1.000 tấn/năm. Công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư tài chính với kinh nghiệm đầu tư trong ngành thực phẩm giá trị gia tăng từ thủy sản, hay có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Toàn cảnh hoạt động M&A toàn cầu và xu hướng hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian tới
Tính hai mặt của M&A
Hoạt động M&A có tác động kép đến đời sống doanh nghiệp và xã hội. Đối với các công ty bị ảnh hưởng bởi hoạt động mua bán và sáp nhập, đó có thể là khởi đầu của một chu kỳ phát triển mới hoặc cũng có thể là dấu chấm hết cho một doanh nghiệp hoặc thương hiệu lâu đời. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp chủ động trong quá trình này, mua bán và sáp nhập làm thay đổi cơ cấu sở hữu, quyền kiểm soát, quản lý, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh, từ đó giúp mở ra những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao vị thế cạnh tranh và hiệu quả doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, M&A có thể tạo ra làn sóng tái cấu trúc doanh nghiệp và nền kinh tế, giúp cải thiện cấu trúc và độ mở, tính liên kết, khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là của cả nền kinh tế. Theo đó, số doanh nghiệp còn lại là những doanh nghiệp lành mạnh, được sàng lọc để hình thành những tập đoàn, tổ chức phù hợp và hoạt động hiệu quả trong tình hình mới, từ đó làm tăng nhiệt huyết của các doanh nghiệp và tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, M&A cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro và rào cản liên quan đến khả năng xác định đúng tình hình tài chính, giá trị thương hiệu, tư cách pháp nhân và tài sản của doanh nghiệp mục tiêu; tính chất phức tạp, dễ gây tranh cãi của hợp đồng và thủ tục thành lập. Những kẽ hở trong giao dịch M&A; hạn chế của hệ thống pháp luật, tính chuyên nghiệp, tư vấn, môi giới, luật sư, cơ sở dữ liệu của các ngân hàng tham gia quá trình M&A…
Ngoài ra, những rủi ro liên quan đến xung đột trong chiến lược phát triển, văn hóa công ty, chính sách quản lý và nguồn nhân lực có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Thực tiễn M&A tại Việt Nam
Hoạt động M&A tại Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây cả về số lượng và giá trị thương vụ, đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với nhiều rào cản. Dành cho các nhà đầu tư, công ty đa quốc gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Một số xu hướng trong hoạt động M&A
Xu hướng mua bán và sáp nhập tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tiến độ sở hữu cổ phần của doanh nghiệp nhà nước; mức độ thông thoáng của chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, nhất là lãi suất vay cao kéo dài và hàng tồn kho lớn đã tạo áp lực trả nợ cho doanh nghiệp.
Để hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, cần bổ sung và cụ thể hóa các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, cổ đông và giảm thiểu rủi ro. Cơ hội M&A dẫn đến độc quyền doanh nghiệp, có tiêu chí cụ thể để xác định hoạt động M&A của nhà đầu tư nước ngoài với đối tác trong nước. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia mua bán và sáp nhập cung cấp thông tin giao dịch đầy đủ, chính xác, kịp thời; thiết lập cơ sở dữ liệu về các loại, hình thức thông tin được công bố và nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải cung cấp cho nhà nước và cơ quan quản lý thị trường.
Khuyến khích sự phát triển các công ty tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động M&A, nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược M&A. Ngoài ra, doanh nghiệp khi thực hiện M&A phải rất chặt chẽ, tránh tình trạng bị ép giá, bị hớ do thiếu hiểu biết cả pháp lý lẫn đối tác.
TÌM HIỂU THÊM: XU HƯỚNG XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN TRONG NĂM 2022