Tổng quan xuất khẩu dệt may Việt Nam 2024
Cập nhật ngày: 20/12/2024
Tổng quan xuất khẩu dệt may Việt Nam 2024 – Đón đầu cơ hội toàn cầu Trong những tháng cuối của năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đón
Tổng quan xuất khẩu dệt may Việt Nam 2024 – Đón đầu cơ hội toàn cầu
Trong những tháng cuối của năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đón nhận nhiều tín hiệu tích cực từ sự phục hồi của thị trường. Dấu hiệu tăng tốc cuối năm 2024 là điếm sáng cho kì vọng tăng trường của 2025 cho ngành này. Trong bài viết sau đây, Innovative Hub sẽ điểm qua tổng quan tình hình ngành dệt may xuất khẩu tại Việt Nam trong năm 2024, cũng như đánh giá tình hình xuất khẩu dệt may trong 2025.
Tổng quan tình hình xuất khẩu ngành dệt may hiện nay
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong 9 tháng đầu 2024 vượt mốc 32.5 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng ký 2023. Đây là con số khả quan so với mục tiêu 44 tỷ USD xuất khẩu của ngành trong năm 2024.
Chỉ số sản xuất ngành dệt, may của Việt Nam tháng 9 năm 2024
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Trong tháng 10/2024, doanh thu công ty mẹ đạt hơn 13,6 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 994.000 USD, tăng 127%. Đáng chú ý, công ty đã nhận đơn hàng cho năm 2025, cho thấy triển vọng kinh doanh khả quan trong thời gian tới.
Trong bối cảnh các quốc gia cạnh tranh như Bangladesh và Myanmar đang gặp bất ổn về địa chính trị, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành dệt may. Sự ổn định về chính trị và các hiệp định thương mại tự do đã ký kết giúp Việt Nam thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp quốc tế, tạo động lực cho sự phát triển của ngành trong những năm tới.
Thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam
Về thị trường xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam hiện tại có 6 thị trường chủ đạo
Nguồn: Tổng cục Hải Quan (2010 – 2023): Hiệp Hội Dệt May Việt Nam 2024
1. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, chiếm 37,98% tổng giá trị xuất khẩu năm 2024, tăng 12,33% so với 2023. Các sản phẩm chủ lực bao gồm quần áo, giày dép, túi xách.
Nhờ các hiệp định thương mại tự do và đáp ứng tiêu chuẩn cao, đặc biệt trong sản xuất xanh, Việt Nam duy trì quan hệ thương mại ổn định với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thị trường này đối mặt thách thức từ sự cạnh tranh của Trung Quốc và tác động của đại dịch COVID-19.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam
2. Nhật Bản
Trong năm 2024, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành dệt may Việt Nam, chiếm khoảng 10,39% tổng giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang Nhật Bản bao gồm quần áo, vải, khăn, túi xách và các sản phẩm dệt may khác. Nhật Bản là một thị trường khó tính về chất lượng sản phẩm, nhưng đồng thời cũng là một thị trường đòi hỏi các sản phẩm dệt may phải có tính sáng tạo và thẩm mỹ cao.
Việt Nam có tiềm năng lớn khi xuất khẩu vào Nhật Bản nhờ mối quan hệ thương mại bền vững, các hiệp định như VJEPA giúp giảm thuế quan, cùng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và thiết kế. Sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao về độ tin cậy, tính sáng tạo và giá cả cạnh tranh, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản.
3. Châu Âu
Châu Âu, thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 của ngành dệt may Việt Nam, chiếm khoảng 9,77% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024, bao gồm các quốc gia nhập khẩu chính như Đức, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Hà Lan. Đây là khu vực tiêu thụ sản phẩm dệt may chất lượng cao và đặc biệt ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, mở ra nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Lợi thế lớn của Việt Nam trong xuất khẩu sang châu Âu chính là Hiệp định EVFTA, giúp giảm thuế nhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh, đặc biệt so với các đối thủ như Bangladesh hay Trung Quốc.
Việt Nam có lợi thế lớn khi xuất khẩu dệt may sang châu Âu
4. Hàn Quốc
Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 trong xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2024, chiếm tỷ trọng khoảng 8,93% tổng giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang Hàn Quốc bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và vải. Thị trường này đang phát triển rất mạnh và có tiềm năng lớn trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang.
Việt Nam có lợi thế vị trí địa lý gần Hàn Quốc, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển. Đồng thời, việc ký kết hiệp định VKFTA tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường này.
5. Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam, chiếm khoảng 8,3% tổng giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm vải, dây chuyền sản xuất và các sản phẩm dệt may khác.
Tuy nhiên, việc đối mặt với cạnh tranh ác liệt từ các nhà sản xuất Trung Quốc đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
6. Canada
Canada là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam, chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với yêu cầu cao về chất lượng và an toàn sản phẩm, thị trường này chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng như quần áo, giày dép và các sản phẩm dệt may khác.
Lợi thế lớn của Việt Nam nằm ở việc tham gia Hiệp định CPTPP, giúp giảm thuế nhập khẩu và tăng tính cạnh tranh trên thị trường Canada.
Nguồn: Tổng cục Thống kê về kim ngạch xuất khẩu dệt may của VN đi Canada và thế giới 2017 – 2023
Khó khăn trong việc phát triển thị trường dệt may
Mặc dù hiện nay ngành dệt may Việt đã có những phục hồi nhất định nhưng doanh nghiệp vẫn cần phái đề phòng những thay đổi sắp tới trong tương lai. Vấn đề phát triển bền vững đang được các thị trường lớn đề cao, điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải nhanh chóng thay đổi.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng khuyến khích doanh nghiệp tự chủ về nguồn cung nguyên liệu. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt vẫn còn lệ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu. Đây cũng là 1 phần của câu chuyện xanh hóa sản phẩm mà doanh nghiệp cần tập trung để đáp ứng nhu cầu thị trường lớn, cũng như gia tăng giá trị sản phẩm trên chuỗi giá trị.
Phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu trong xuất khẩu dệt may
Các sức ép về mặt năng lượng, nhân công và nguyên vật liệu là động lực thay đổi lớn nhất cho doanh nghiệp dệt may Việt. Đây là cả một hành trình, không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp, mà còn có tác động từ các đơn vị nhà nước. Sự phát triển này yêu cầu sự đồng hành và nỗ lực của các bên, để có thể hợp tác phát triển thương hiệu dệt may Việt trên thị trường quốc tế.
Tìm kiếm đối tác phát triển thị trường dệt may Việt
Là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, Việt Nam đang có thị phần rất tốt tại các thị trường lớn. Qua đó, thương hiệu dệt may Việt Nam đã trở nên dần phổ biến, nhãn hiệu Made in Vietnam đã xuất hiện tương đối rộng rãi trên các sản phẩm của thương hiệu lớn.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt thường mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác xuất khẩu thông qua các hội chợ truyền thống, hoặc các đơn vị kết nối trực tiếp. Đây vẫn là phương pháp hiệu quả, tuy nhiên, doanh nghiệp không hoàn toàn được chủ động trong việc tiếp cận thị trường, cũng như nguồn dữ liệu sẽ tương đối hạn chế và có tính thời điểm nhất định.
Để giải quyết bài toán trên, Innovative Hub xin giới thiệu tới doanh nghiệp giải pháp xuất khẩu bằng thương mại điện tử Alibaba.com. Đây không phải là một nền tảng xa lạ, đặc biệt với những doanh nghiệp đã và đang tìm hiểu về xuất khẩu. Tuy nhiên, làm thế nào để ứng dụng và phát triển doanh nghiệp với Alibaba.com hiệu quả thì vẫn còn là 1 bài toán khó với doanh nghiệp.
Mở rộng mô hình xuất khẩu dệt may với thương mại điện tử và Alibaba.com
Một trong những lý do quan trọng nhất khi các doanh nghiệp nên tiếp cận sớm thương mại điện tử, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực B2B, là sự chuyển dịch thế hệ.
Theo thống kê của Theo thống kê của Statista, đến năm 2025, hơn 70% các quyết định mua hàng trong B2B sẽ được thực hiện bởi thế hệ Millennials – những người có xu hướng ưa thích các giao dịch trực tuyến nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả.
Lợi ích của việc xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com
Nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới Alibaba.com giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận hàng triệu người mua từ hơn 190 quốc gia, mở rộng khả năng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.
-
So với phương pháp truyền thống như tham gia hội chợ hay tìm đối tác trực tiếp, Alibaba.com mang lại cơ hội tiếp cận khách hàng với chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn.
-
Trên Alibaba.com, doanh nghiệp có thể tự quản lý gian hàng trực tuyến, tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và đàm phán trực tiếp mà không phụ thuộc vào các trung gian.
-
Ngoài ra, nếu như cần phân tích dữ liệu hay nghiên cứu xu hướng mua sắm thì trên Alibaba.com cũng cung cấp các công cụ Ai thông minh, giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thị trường, tối ưu hóa chiến lược bán hàng và tăng tỷ lệ thành công khi chào bán sản phẩm.
-
Đặc biệt, Alibaba.com còn có tính năng đảm an toàn Trade Assuarance trong giao dịch, thanh toán, đây là 1 trong những vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm, lo lắng khi xuất khẩu.
>> Đọc thêm để hiểu về Quy trình vận hành gian hàng thành công trên Alibaba.com
Kết nối với Innovative Hub Vietnam
Hiểu về nền tảng là như vậy nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá bỡ ngỡ và không biết bắt đầu từ đâu khi muốn tìm hiểu về xuất khẩu qua Alibaba.com. Để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận và phát triển trên Alibaba.com, Innovative Hub Việt Nam mang đến các giải pháp tư vấn và triển khai toàn diện:
-
Tư vấn xuất khẩu 1:1 miễn phí.
-
Hướng dẫn xây dựng gian hàng từ A-Z.
-
Hỗ trợ, đào tạo và chuyển giao kiến thức vận hành tài khoản trên Alibaba.com
Kết luận
Xuất khẩu dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng cạnh tranh, việc nhanh chóng áp dụng các giải pháp thương mại điện tử là chìa khóa giúp doanh nghiệp bứt phá và nâng cao vị thế trên thị trường toàn cầu.
Với sự đồng hành của các nền tảng uy tín như Alibaba.com và hỗ trợ từ Innovative Hub, các doanh nghiệp có thể tự tin bước vào hành trình chinh phục những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Đặt lịch liên hệ tư vấn ngay hôm nay!
Nguồn tham khảo: VietnamBiz, Vneconomy