Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

SUPPLY CHAIN: LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG VIỆT NAM CẠNH TRANH VỚI HÀNG THẾ GIỚI

24/11/2020

Hàng Việt Nam có chất lượng khá cao, nhưng khi xuất khẩu ra nước ngoài không thể cạnh tranh được do vướng phí Logistic. “Ở các nước B2C như Trung

SUPPLY CHAIN: LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG VIỆT NAM CẠNH TRANH VỚI HÀNG THẾ GIỚI

Hàng Việt Nam có chất lượng khá cao, nhưng khi xuất khẩu ra nước ngoài không thể cạnh tranh được do vướng phí Logistic. “Ở các nước B2C như Trung Quốc hay Mỹ, phí ship chỉ khoảng 75.000đ/kg, trong khi đó chính phủ đã hỗ trợ 35.000đ/kg (mua hàng trên Ebay có thể thấy). Nhưng khi hàng Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc, từ 100kg trở lên thì phí sẽ rơi vào khoảng 180.000 đ/kg – 200.000 đ/kg. Hơn nữa những mặt hàng đơn giản dưới 100kg lại bị mất rất nhiều, phí ship lại quá cao dẫn đến khách hàng không đồng ý mua hàng. Vậy thì cạnh tranh như thế nào?” – Bà Lê Tú Uyên, Giám Đốc Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Đồ Thủ Công Mỹ Nghệ Love Natural đặt câu hỏi với chúng tôi trong một buổi chiều trà tại Sài Gòn.

“Làm một container hàng thì rất cực, hơn nữa rủi ro về hàng hoàn, hàng lỗi, công suất, vốn cho 1 container (tầm 1 đến 3 tỷ) thì sẽ không lời bằng 5 đến 10 đơn đi 100kg được” – bà Uyên chia sẻ thêm.

Và một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên sân chơi quốc tế chính là GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CÒN CHƯA TỐI ƯU ĐƯỢC, CÙNG VỚI ĐÓ LÀ BÀI TOÁN CÔNG SUẤT SẢN XUẤT CÒN THẤP. Do kinh doanh nhỏ lẻ và chưa có sự đầu tư về máy móc cũng như con người để chuẩn hóa quy trình. Nên giá thành sản phẩm còn khá cao, không cạnh tranh được. Vậy làm thế nào để giúp hàng hóa Việt Nam giảm giá thành, cạnh tranh với thị trường quốc tế? Câu trả lời chính là kinh doanh từ gốc – CHUỖI CUNG ỨNG (SUPPLY CHAIN)

ĐỊNH NGHĨA VỀ CHUỖI CUNG ỨNG – SUPPLY CHAIN

Bàn về Supply Chain, bà Lê Tú Uyên chia sẻ: “Khi Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi Supply Chain, thì chúng ta có thể giải quyết được bài toán phát triển mở rộng ngành, giảm bớt cạnh tranh về cá thể thành cạnh tranh tầm quốc gia”.

Chuỗi cung ứng của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Đồ Thủ Công Mỹ Nghệ – Love Natural

Vậy SUPPLY CHAIN là gì?

Supply chain (Chuỗi cung ứng) là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Khác với Logistics là các hoạt động trong phạm vi một tổ chức nhất định (single organization). Logistics truyền thống (Traditional Logistics) tập trung vào các hoạt động như: Thu mua, phân phối & quản lý hàng tồn kho. Còn Supply Chain là mạng lưới liên kết (network) giữa các công ty làm việc cùng nhau. Supply Chain Management (Quản trị chuỗi cung ứng) bao gồm cả: Marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính & dịch vụ khách hàng (customer service)” – trích dẫn từ sách “Essential of Supply Chain Management” của Michael Hugos.

Như vậy có nghĩa Supply Chain Management bao hàm tất cả các hoạt động, quy trình logistics giữa các bộ phận & giữa các công ty với nhau.

– Logistics Management là 1 bộ phận của Supply Chain Management, bao gồm các hoạt động giúp quản lý dòng chảy của hàng hóa 1 cách hiệu quả.

NGUYÊN LÝ THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG: SỰ CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM VỚI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Với kinh nghiệm 10 năm làm kinh doanh, và 3 năm trong lĩnh vực E-commerce, hơn 1 năm xuất khẩu qua nền tảng Alibaba.com, nằm trong TOP Seller trên Lazada năm 2018 – một nền tảng thương mại điện tử trong nước. 

Bà Lê Tú Uyên chia sẻ về nguyên lý Supply Chain trong các buổi hội thảo được Innovative Hub-Đại lý ALibaba tại Việt Nam tổ chức rằng để tham gia vào chuỗi cung ứng, tăng công suất và giảm giá thành thì các doanh nghiệp nên  “trao quyền cho người nông dân, và tùy từng năng lực của doanh nghiệp. Không nên tham gia quá sâu vào sản xuất. Mà doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào các hoạt động cốt lõi như R&D, QC (kiểm soát chất lượng gia công), nâng cao chất lượng sản phẩm, Marketing, bán hàng như mô hình của các tập đoàn lớn nổi tiếng là Nike và Adidas… hầu như đặt gia công tại Việt Nam và họ không nắm bất cứ một xưởng sản xuất nào mà chỉ có phòng R&D và Marketing, bán hàng. Chưa kể, biến định phí thành biến phí có thể giúp doanh nghiệp tồn tại được trong các đợt khủng hoảng như Covid-19 và mở rộng nhanh trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế.   

 Để làm được điều này, cần sự hỗ trợ, kết nối và tin tưởng của mọi người lại với nhau từ đầu ra và hướng dẫn kỹ thuật, đến đầu vào là người nông dân”.

Bà Lê Tú Uyên, Giám Đốc Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Đồ Thủ Công Mỹ Nghệ Love Natural

Chia sẻ về tình hình Logistics tại Việt Nam, bà Uyên trăn trở: “Tình hình Logistics tại Việt Nam hiện tại đang rất yếu với nhiều rào cản như:

Một là, thể chế, chính sách đối với lĩnh vực Logistics chưa đồng bộ, còn tồn tại một số bất cập. Liên quan đến khung khổ pháp lý đối với ngành Logistics, hiện nay có khá nhiều văn bản, song các chính sách cụ thể, chi tiết hóa các cụ thể các chủ trương đó vẫn chưa được thực hiện hoặc còn chồng chéo.

Hai là, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn chưa mạnh, chưa đồng bộ và chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất…”

Về vấn đề này, bà Uyên mong mỏi “nhà nước cần đầu tư hỗ trợ về kho bãi Logistic và về vốn, còn lại vấn đề khác có thể để tư nhân tham gia, làm và quản lý sẽ tốt hơn”

Từ Innovative Hub – Đại lý Alibaba tại Việt Nam