NHU CẦU THỊ TRƯỜNG & XU HƯỚNG MUA HÀNG NGÀNH F&B NĂM 2020
Cập nhật ngày: 25/12/2020
Là ngành có đặc thù cạnh tranh và tốc độ đào thải cực kỳ cao. Thị trường ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam hoạt động
Là ngành có đặc thù cạnh tranh và tốc độ đào thải cực kỳ cao. Thị trường ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam hoạt động rất sôi nổi với sự ra đời của rất nhiều thương hiệu của doanh nghiệp Việt cũng như thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, theo báo cáo của Vietnam Report, ngành thực phẩm và đồ uống được dự đoán là có đà tăng trưởng 5-6% trong giai đoạn năm 2020-2025. Cùng Innovative Hub – Đại lý Alibaba tại Việt Nam tìm hiểu về NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH F&B trên thị trường truyền thống và thị trường Thương mại điện tử trong năm 2020.
NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH F&B Ở KÊNH PHÂN PHỐI TRUYỀN THỐNG
Chính sách giãn cách xã hội trong dịch Covid đã thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, trước dịch hầu hết người tiêu dùng có xu hướng chỉ mua các thực phẩm ăn liền hoặc có thể sử dụng ngay, các sản phẩm ăn vặt, đồ uống có gas,… là các sản phẩm được ưa chuộng nhiều hơn. Nhưng trong khoảng thời gian dịch Covid bùng nổ và sau dịch, người tiêu dùng lại có xu hướng mua các thực phẩm dự trữ, đồ hộp, các thực phẩm có hạn sử dụng lâu dài cũng như các sản phẩm sử dụng chế biến tại gia.
Khách hàng cũng quan tâm nhiều hơn đến các thực phẩm “organic”, các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Mặc dù có mức giá cao hơn các loại thực phẩm khác, tuy nhiên với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe cũng như có nguồn gốc rõ ràng cũng góp phần làm tăng sự tín nhiệm của khách hàng đối với mặt hàng này.
Đối với các hoạt động ăn uống, xu hướng ăn uống tại nhà hàng và đồ ăn đường phố, các quán nhậu vỉa hè giảm mạnh do tác động của dịch Covid-19 cũng như Nghị định 100 của chính phủ, thay vào đó trải nghiệm ẩm thực tại gia tăng nhanh và có xu hướng phát triển mạnh để đảm bảo an toàn. Các doanh nghiệp hoạt động ở kênh nhà hàng (Key account) gặp trở ngại lớn trong đại dịch Covid và các doanh nghiệp hoạt động ở mô hình “quán nhậu vỉa hè” cũng điêu đứng khi Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực. Điều này là thách thức lớn với các nhà kinh doanh buộc phải đưa ra chiến lược mới như: Thay đổi mô hình, cách thức hoạt động, nâng cao chất lượng của sản phẩm cũng như quy trình phục vụ để có thể trụ vững trong môi trường khắc nghiệt này.
Xu hướng về không gian xanh, bài trí đơn giản lên ngôi và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Cùng với xu hướng sống xanh, sử dụng thực phẩm “organic”, các không gian cũng ưu tiên sự đơn giản, nhiều cây xanh, thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên. Sự trở lại sôi nổi của ngành công nghiệp ăn uống sau dịch cũng thu hút nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện và các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.
NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI NGÀNH F&B Ở KÊNH TRỰC TUYẾN
Ngoài mô hình bán lẻ offline, mô hình bán lẻ online (sàn thương mại điện tử, app điện thoại,…) cũng được các nhà bán kết hợp để thích nghi với đại dịch và mở rộng thị trường sau dịch. Với slogan “Chỉ cần alo là có đồ ăn”, các chuỗi nhà hàng, cafe, quán ăn,.. dần chuyển sang nền tảng kinh doanh trực tuyến. Covid-19 đã tạo ra môi trường kinh doanh mới cho doanh nghiệp cũng như tạo ra trải nghiệm mua hàng mới cho khách hàng. Sự thuận tiện của nền tảng kinh doanh online đã thay đổi hầu hết thói quen tiêu dùng của người Việt và có khả năng phát triển hơn sau khi dịch Covid kết thúc.
Kinh doanh ngành F&B trực tuyến phát triển đã giải quyết rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ vằ vừa như: Giải quyết vấn đề mặt bằng, cơ sở vật chất cũng như không cần nhiều nhân sự để quản lý, duy trì hoạt động. Các kênh phân phối, ứng dụng giao hàng đặc biệt phát triển trong mùa dịch là Grabfood, Now,… vừa giải quyết nhu cầu ăn uống của khách hàng, vừa hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động mùa dịch. Đặc biệt phải kể đến Golden Gate – một trong những DN lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực F&B, quản lý khoảng hơn 200 cửa hàng với 20 thương hiệu, với sự lựa chọn “nói không với các dịch vụ đặt hàng online” vừa qua trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp, kéo dài, cuối cùng Golden Gate cũng đã mở dịch vụ đặt hàng qua mạng với một vài thương hiệu lớn như GoGi, Ashima, Kichi Kichi, Hutong và Manwah..
Vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi kinh doanh F&B trực tuyến chính là vấn đề chất lượng của sản phẩm. Khách hàng mua online thường quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm cũng như đánh giá nhiều hơn. Vì vậy đối với những doanh nghiệp tiếp cận muộn hơn với mô hình kinh doanh online sẽ là một thiệt thòi lớn. Hơn nữa, chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online hoàn toàn không phải điều dễ dàng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có sự chuẩn bị và nền tảng vững mạnh để làm và thành công được.
Đối với kênh các kênh Thương mại điện tử, ngành F&B là ngành có tốc độ phát triển nhanh vượt sức mong đợi, đặc biệt ở các nền tảng B2B lớn như Alibaba.com. Với thế mạnh về Nông nghiệp cũng như nhu cầu tăng cao trong mùa dịch, một số doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng ngành thực phẩm toàn cầu.
Theo Innovative Hub – Đại lý Alibaba tại Việt Nam