KIẾN THỨC
GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN

Kể từ ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, thói quen mua sắm trực tuyến của khách hàng ngày một tăng cao. Việc mua bán trên các sàn thương mại điện tử đang trở nên cực kì hấp dẫn. Nhưng việc xuất hay nhập khẩu hàng hóa trực tuyến với số lượng lớn luôn là điều mà các doanh nghiệp bận tâm, Innovative Hub sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về các giải pháp xuất khẩu trực tuyến, giúp chúng ta biết thêm về các hoạt động thương mại điện tử!
Giới thiệu về xuất khẩu trực tuyến cùng Alibaba.com
Alibaba.com là sàn thương mại điện tử E-commerce B2B của tập đoàn công nghệ Alibaba kết nối người bán là doanh nghiệp xuất khẩu với người mua là doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện các thỏa thuận, giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Là một trong những website thương mại điện tử nổi tiếng trực thuộc tập đoàn Alibaba Group. Từ lâu, Alibaba.com đã trở thành trang mua sắm trực tuyến hàng đầu Trung Quốc và nổi tiếng trên khắp thế giới.
Sau khi đăng ký gian hàng trên Alibaba.com, các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm khách hàng, đặt hàng… qua hệ thống này.
Có thể nói, Alibaba.com là đơn vị trung gian đầy đủ tiện ích nhất, xóa tan rào cản vị trí địa lý giữa các khu vực, giúp bên bán và bên mua không cần gặp nhau trực tiếp vốn tốn nhiều thời gian và chi phí, không phải mất nhiều thời gian và công sức mà vẫn đạt được những hợp đồng kinh doanh Xuất – Nhập khẩu dễ dàng.
Với Alibaba.com, doanh nghiệp sẽ tìm thấy loại sản phẩm mình cần và tìm được các nhà cung cấp tốt. Sau khi hai bên đạt được những thỏa thuận nhất định, Alibaba.com sẽ cung cấp các dịch vụ cần thiết giúp cho các bên có thể giao dịch an toàn với nhau.
Trong nhiều năm liên tiếp, Alibaba.com được tạp chí Forbes bình chọn là “Trang thương mại điện tử B2B tốt nhất trên thế giới” và nền tảng này cũng được các độc giả của tạp chí Far Eastern Economic Review bình chọn là trang website B2B thông dụng nhất hiện nay. Chưa dừng lại ở đó, Alibaba.com tiếp tục được xếp hạng vị trí số 1 trong một số lĩnh vực của Alexa.com, chẳng hạn như thương mại quốc tế, thương mại điện tử, thị trường thương mại, thương mại xuất nhập khẩu…
Có thể thấy, tiềm năng xuất khẩu trên Alibaba.com là vô cùng to lớn, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích và đi sâu hơn về cách kinh doanh, bán hàng thành công trên nền tảng này. Nhưng trước tiên, hãy cùng nhau phân tích những tiềm năng xuất khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng từ Alibaba.com
Giải pháp xuất khẩu trực tuyến
Bất kỳ quốc gia nào nếu muốn tìm kiếm nguyên liệu, trang thiết bị… đều có thể đặt mua với số lượng lớn với mức giá phù hợp trên Alibaba.com.
Yếu tố chính khiến mô hình kinh doanh B2B của Alibaba.com nhanh chóng thành công đó là website thương mại điện tử này có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của nhà cung cấp và nhà nhập khẩu. Việc đăng ký gian hàng vô cùng dễ dàng và nhanh chóng, điều này thu hút được lượng nhà cung cấp lớn, nhờ vậy mà kho hàng hóa tại Alibaba cũng vô cùng phong phú, đa dạng.
-
Các nhà cung ứng ở Việt Nam xếp thứ 04 trong 10 nước cung ứng toàn cầu trên nền tảng xuất khẩu trực tuyến Alibaba.com:
Tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt trên nền tảng Alibaba.com là rất lớn, theo dữ liệu dựa trên số lượng người bán từ Alibaba.com, Việt Nam (đứng thứ 04) là một trong 10 quốc gia trong cung ứng toàn cầu trên nền tảng xuất khẩu số 01 thế giới này. Trong khối Đông Nam Á, Malaysia xếp vị trí thứ 05 và Thái Lan đứng vị trí thứ 07.
-
Số lượng thành viên đăng ký xuất khẩu trực tuyến khổng lồ:
Quy mô hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ phục vụ hơn 40 ngành hàng công nghiệp.
Hiện tại có trên 10.000.000 khách hàng đang hoạt động và hơn 300.000 lượt nhà nhập khẩu tìm kiếm mua hàng mỗi ngày. Theo thống kê, có hơn 150.000.000 doanh nghiệp đang là thành viên uy tín Global Gold Supplier của Alibaba.com với 5.900 danh mục sản phẩm bằng 16 ngôn ngữ khác nhau.
Alibaba.com đã trở thành cầu nối giúp các công ty lớn trên toàn cầu có cơ hội được tiếp cận với nguồn hàng hóa phong phú, chất lượng kèm giá thành phải chăng
Lượng người mua tích cực và giá trị đơn hàng đều tăng trưởng mạnh qua các năm trên Alibaba.com
Trong hơn 3 năm, từ năm 2016 đến 2018, lượng người mua tích cực trên Alibaba.com tăng từ 30% đến 33% mỗi năm, giá trị đơn hàng năm 2017 tăng 114% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 200% so với năm 2017. Với lượng người mua nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm, điều này cho thấy tiềm năng kinh doanh trên Alibaba.com là rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam bởi chúng ta đã có thế mạnh lớn trên thị trường quốc tế” – đại diện Alibaba.com chia sẻ.
Thị trường xuất khẩu trực tuyến tiềm năng của doanh nghiệp Việt:
Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều cường quốc lớn và các quốc gia ở châu Á, khiến nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp hoạt động kinh doanh sản xuất, và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng về nguyên liệu đầu vào, đầu ra của sản phẩm, nhất là trong các ngành F&B, nội thất, dệt may và da giày… Trước bối cảnh đó, thương mại điện tử toàn cầu là chìa khóa để các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch và hướng đến tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.
TÌM HIỂU THÊM: HƯỚNG DẪN BÁN HÀNG TRÊN SÀN ALIBABA.COM (innovativehub.com.vn)