Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

GIẢI PHÁP VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP F&B

14/06/2023

Trong bối cảnh kinh doanh năm 2023 trùng xuống, báo cáo nhìn nhận xu hướng các chủ đầu tư đơn lẻ đang có xu hướng dè chừng và phòng thủ.

GIẢI PHÁP VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP F&B

Trong bối cảnh kinh doanh năm 2023 trùng xuống, báo cáo nhìn nhận xu hướng các chủ đầu tư đơn lẻ đang có xu hướng dè chừng và phòng thủ. Các kế hoạch mở mới đang tạm được hoãn lại để nghe ngóng thêm thị trường.

Cũng theo báo cáo này, chỉ có 4,3% số đơn vị F&B được hỏi gặp phải vấn đề thiếu vốn trong thời kỳ hậu Covid-19, khó có thể chi trả chi phí trong ngắn hạn; khoảng 9% không dư dả về vốn và cần phải xoay vòng một cách cẩn thận. Còn lại đa số 86,6% doanh nghiệp không gặp vấn đề về vốn kinh doanh.

Mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, thực tế khách hàng phần lớn vẫn muốn dành nhiều chi tiêu cho trải nghiệm ẩm thực, với tỷ lệ 77% thực khách dự kiến giữ nguyên, thậm chí tăng mức chi tiêu cho ẩm thực trong năm 2023.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về giải pháp vượt qua khủng hoảng cho các doanh nghiệp F&B qua bài viết sau.

1. Thực trạng ngành F&B trong giai đoạn hiện nay

Nhìn chung, thị trường F&B có mức độ tăng trưởng cao sau tết Nguyên Đán, với lần lượt quý 2 và quý 3 đạt 120% và 128% so với quý 1/2022. Tuy nhiên, quý 4 chỉ tăng trưởng chỉ 117%, thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước. 

tăng trưởng f&b

Quan sát chuyển động thị trường F&B trong quý 4/2022 và đặc biệt là 2 tháng cuối năm cho thấy dấu hiệu khác biệt so với những năm trước, bởi quý 4 luôn là quý bùng nổ về số lượng cửa hàng mở mới cũng như tần suất ăn uống của thực khách.

Tuy nhiên, trùng xuống theo tình hình kinh tế nói chung, tăng trưởng cơ sở dịch vụ F&B mở mới trong quý 4 lùi xuống mức 117% so với tốc độ 120-130% của hai quý trước đó. Xu thế này được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2023.

2. Giải pháp vượt qua khủng hoảng cho các doanh nghiệp F&B

Quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường

Ngày nay, những sản phẩm có gắn nhãn “thân thiện với môi trường” được chứng minh rằng sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng hơn và có khả năng tăng lợi nhuận bán hàng cao hơn nhiều so với những sản phẩm gây hại cho môi trường. Các nhà quản lý F&B hiện đang nỗ lực hướng tới một quá trình sản xuất có lợi cho môi trường thông qua việc áp dụng nhiều quy trình tái chế. Việc triển khai một hệ thống xanh ngay từ khâu sản xuất đến đóng gói và quản lý chuỗi cung ứng, áp dụng các kỹ thuật tái chế, quản lý chất thải, v.v. là một giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề môi trường nhức nhối hiện nay của ngành. 

Một điển hình trong việc tuân thủ theo các chính sách bảo vệ môi trường của thế giới chính là Nestlé – công ty Thực phẩm và Đồ uống lớn nhất thế giới. Năm 2019, Nestlé đã tuyên bố sẽ sử dụng 100% bao bì làm từ thành phần có thể tái chế/tái sử dụng vào năm 2025. Ngoài ra, các nhà bán lẻ như Asda, Cafe Coffee Day và McDonald’s cũng đã cam kết sẽ không sử dụng nhựa và áp dụng những chính sách bảo vệ môi trường bền vững trong sản xuất và đóng gói. 

Tăng cường tính minh bạch trong nguồn gốc sản phẩm

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những thành phần có trong thực phẩm, đồ uống của mình, khiến cho việc truy xuất nguồn gốc trở thành một phần không thể thiếu khi sản xuất bao bì hay quảng cáo sản phẩm đến khách hàng. Từ các thành phần sạch đến nguồn cung ứng nguyên liệu có đạo đức và có trách nhiệm, nhu cầu của người tiêu dùng về một chuỗi cung ứng và nguồn

gốc sản phẩm minh bạch chưa bao giờ cao đến vậy. Nhận thấy tầm quan trọng của việc lưu trữ hồ sơ dữ liệu một cách chính xác, các công ty chế biến thực phẩm hiện đang trên đường triển khai công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như IoT, AI và blockchain, cho các nhiệm vụ như phân tích chuỗi cung ứng, đo trọng lượng, giám sát nhiệt độ, v.v. 

Trên thực tế, theo Khảo sát người tiêu dùng của Innova năm 2020, ba trong năm người tiêu dùng toàn cầu nói rằng họ quan tâm đến việc “tìm hiểu thêm về thực phẩm của mình đến từ đâu và nó được sản xuất như thế nào”. Điều đó cho thấy một sản phẩm được gắn nhãn “sạch”, có nguồn gốc hữu cơ và không chứa các chất phụ gia luôn được đề cao. 

Mở rộng kinh doanh trên nhiều nền tảng

Một trong những thay đổi lớn nhất có thể thấy được để đối phó với đại dịch là sự gia tăng tiêu dùng đa kênh. Người tiêu dùng hiện nay có nhiều cơ hội tiếp cận hơn bao giờ hết để ăn, uống những gì họ muốn, bất kể khi nào và ở bất cứ đâu họ thích. Điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các nhà sản xuất thực phẩm là giải quyết sự tiện lợi, dễ dàng tiếp cận và mang lại nhiều trải nghiệm phong phú hơn. 

Trên thực tế, theo tạp chí Boston Business, 36% doanh số bán thực phẩm và đồ uống đến từ các nền tảng thương mại điện tử. Xu hướng sản xuất đồ tươi sống, hàng hóa đóng gói và đồ ăn chế biến sẵn được giao đến tận nơi dự kiến sẽ tiếp tục duy trì, khi mà ngành công nghiệp F&B đang cố gắng bắt kịp sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng. Một cuộc khảo sát RSM Food and Beverage Monitor năm 2017 cho thấy 64% các công ty thành công trong ngành đã phát triển công nghệ Thương mại điện tử. 

Tạo ra những trải nghiệm mới

Chúng ta đều biết rằng, đổi mới là một yêu cầu bắt buộc và thường xuyên trong ngành Thực phẩm và Đồ uống. Nghiên cứu từ Innova cho thấy ba trong năm người tiêu dùng “quan tâm đến việc thử trải nghiệm cảm giác mới (ví dụ: hương thơm, vị, kết cấu, màu sắc, cảm giác)” với các thế hệ trẻ dẫn đầu nhu cầu về những trải nghiệm hương vị đó. Điều đó có nghĩa rằng trong năm 2021 sắp đến, ngành F&B cũng đặt mục tiêu sẽ tạo ra nhiều sự kết hợp để mang đến những trải nghiệm mới cho người tiêu dùng.

TÌM HIỂU THÊM: MÔ HÌNH MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH F&B