Xuất khẩu online | Top 7 ngành hàng trọng điểm 2024 – 2025
Cập nhật ngày: 14/08/2024
Xuất siêu luôn là điểm mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn 2024 – 2025, đây là 7 ngành hàng trọng điểm
Xuất siêu luôn là điểm mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn 2024 – 2025, đây là 7 ngành hàng trọng điểm xuất khẩu mà doanh nghiệp nên lưu ý. Những ngành hàng này được lựa chọn dựa trên 2 đặc điểm: vừa là những ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, vừa là những mặt hàng được ghi nhận có tiềm năng xuất khẩu tốt trong năm 2024.
Những ngành này bao gồm:
Nông sản
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bốn tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023; giá trị xuất siêu của toàn ngành là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%. Với kết quả này, ngành nông nghiệp đang sẵn sàng vươn tới những kỷ lục mới về xuất khẩu.
Nông sản vốn đã và đang là ngành thế mạnh của Việt Nam. Điều này được khẳng định hơn khi có những sản phẩm nông sản Việt đã định hình được thương hiệu trên thị trường quốc tế, ví dụ như điều, hạt tiêu,… Với những tín hiệu lạc quan, nông sản Việt sẽ còn tiếp tục phát triển trên thị trường xuất khẩu.
Đối với thị trường online, các sản phẩm Việt Nam đang làm rất tốt. Với từ khóa “cashew” và “coffee” (điều và cà phê), các gian hàng tới từ Việt Nam luôn nằm trong top 10 trên Alibaba.com. Với các từ khóa khác, cụm từ “in Vietnam” luôn nằm trong top đầu tìm kiếm.
Quần áo và trang sức
5 tháng đầu năm ghi nhận Việt Nam đã vượt Trung Quốc về xuất khẩu may mặc sang Mỹ. Sự bất ổn trong tình hình địa chính trị tại thủ phủ thời trang Bangladesh cũng là một cơ hội tốt cho ngành thời trang của Việt Nam phát triển. Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp Việt vẫn chỉ dừng lại ở công đoạn gia công sản phẩm, chưa có nhiều doanh nghiệp có thương hiệu tốt phát triển ở thị trường quốc tế.
Làm đẹp và chăm sóc cá nhân
Mặc dù mỹ phẩm Việt đang bước những bước đầu tiên đến với thị trường quốc tế, Việt Nam đã xuất khẩu thành công những sản phẩm như mi giả, móng tay giả và tóc giả. Hiện nay, các sản phẩm làm đẹp của Việt Nam đã xuất hiện trên nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm mỹ phẩm, và rất được ưa chuộng. Theo VN Economy, mỹ phẩm Việt đứng thứ 5 trong Asean về xuất khẩu.
Nội thất
Ghi nhận vào tháng 3 năm nay, nội thất Việt Nam đã có những tháng xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Thị trường chính của mặt hàng này là Mỹ và Canada, được đánh giá là những thị trường tiềm năng nhất cho ngành gỗ và nội thất gỗ Việt Nam. Trong giai đoạn hiện tại và cuối năm nay, xuất khẩu nội thất vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu gỗ Việt Nam.
Thực phẩm chế biến và thức uống đóng chai
Tuy chiếm tỷ trọng không lớn, và có thị phần nhỏ tại các chuỗi cung ứng toàn cầu, thực phẩm chế biến và thức uống đóng chai lại là một trong những mục tiêu trọng điểm trong xuất khẩu Việt. Phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ở dạng nguyên liệu thô, chưa có hàm lượng chất xám cao, không phù hợp để đi đường dài.
Với ấn tượng của bạn bè quốc tế về các sản phẩm nông sản Việt, các sản phẩm thực phẩm chế biến của Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế. Thực phẩm chế biến được hứa hẹn là ngành xuất khẩu tiềm năng trong năm 2024.
Đồ gia dụng và dụng cụ làm vườn
Bên cạnh nội thất gỗ, ngành hàng đồ gia dụng gỗ cũng có những tín hiệu tốt từ các thị trường châu Âu. Nhờ vào thị hiếu mới của người tiêu dùng ở những khu vực này, đồ gia dụng gỗ của Việt Nam cực kì được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Các sản phẩm của Việt Nam được ưa chuộng vì giá cả hấp dẫn và mẫu mã đa dạng. Trong thời gian tới, đồ gia dụng và dụng cụ làm vườn Việt Nam sẽ có nhiều dư địa phát triển hơn trên thị trường quốc tế.
In ấn và đóng gói
Sự phục hồi của xuất khẩu hàng hóa nội địa và quốc tế là một dấu hiệu tốt cho ngành bao bì và in ấn. Theo khảo sát của Morder Intelligent (2023), ngàng in ấn và đóng gói có tốc độ tăng trưởng ngành hằng năm (CAGR) đạt 4,72%, là mức độ tăng trưởng tốt và ổn định, thu hút giới đầu tư và nhiều doanh nghiệp quốc tế.
Với xu hướng xanh hóa bao bì, doanh nghiệp sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn về công nghệ sản xuất. Đây sẽ là nguồn đầu tư hợp lý khi những doanh nghiệp lớn như An Vinh Packaging đã thành công, kết hợp với các ưu đãi thuế quan từ FTA để mở rộng thị trường, kể cả các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật Bản,…
Nhu cầu sử dụng sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế
Việt Nam đã tiến một bước rất dài trong việc khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường quốc tế. Điển hình là trên nền tảng thương mại điện tử B2B Alibaba.com, từ khóa “Vietnam” được đi kèm với rất nhiều nhóm hàng khác nhau, điển hình như nội thất, thủy hải sản, nông sản,…
Sự yêu thích sản phẩm Việt đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm giá cả, chất lượng, các sản phẩm đặc thù và các tính chất chỉ có ở hàng Việt Nam chất lượng cao. Thậm chí, Việt Nam còn được cung cấp thành khu vực đặc thù trên Alibaba.com, với tính năng Source By Region trên nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam này.
Alibaba Source By Region – Thương mại không biên giới
Alibaba Source By Region là không gian độc quyền cho sản phẩm của một quốc gia trên nền tảng Alibaba.com. Hiện nay, tính năng này chỉ tồn tại cho 17 khu vực, trong đó có Việt Nam.
Source By Region giúp người mua tìm kiếm sản phẩm bất kì theo khu vực sản xuất, qua đó, giúp người bán tiếp cận với nguồn khách hàng có nhu cầu cao hơn, tỷ lệ chuyển đỗi cao hơn, gia tăng hiệu quả hoạt động của gian hàng trên Alibaba.com.
Alibaba Source By Region thường tập trung vào các ngành trọng điểm. Trong năm 2024, 7 ngành trọng điểm nêu trên sẽ được tập trung trên tính năng này, chia thành các chuyên mục khác nhau trên giao diện.
Doanh nghiệp nên làm gì trong bối cảnh xuất nhập khẩu 2024?
Dưới góc nhìn của các chuyên gia, cũng như từ sự khuyến khích của nhà nước, doanh nghiệp nên tìm hiểu về xuất khẩu trực tuyến và xuất khẩu qua thương mại điện tử trong năm nay. Có thể khẳng định rằng đây là xu hướng sắp tới, khi mà thế hệ trẻ bắt đầu đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp và tạo ra những mô hình kinh doanh mới.