Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

COVID-19 ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

16/12/2020

Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trên nhiều lĩnh vực. Nhiều dự báo cho rằng lĩnh vực kinh doanh hiệu quả

COVID-19 ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trên nhiều lĩnh vực. Nhiều dự báo cho rằng lĩnh vực kinh doanh hiệu quả nhất, phát triển bền vững nhất là Thương mại điện tử. Tuy nhiên thực tế cho thấy Thương mại điện tử cũng chịu những tổn thất không hề nhỏ bởi tác động của dịch bệnh. Thương mại điện tử Việt Nam đã và đang phải trải qua những khó khăn mà không phải ai cũng nhìn thấy.

Tình hình bán lẻ ảm đạm trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT)

Ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng giám đốc Khối Doanh nghiệp Tiki cho biết, nếu như 9 năm trước, sàn TMĐT này tăng trưởng 3 con số, dao động trong khoảng 100-150%/năm thì năm nay Tiki không còn giữ được phong độ như vậy, tăng trưởng phụ thuộc vào từng tháng, lúc đạt 10%, 30% hoặc có tháng 50%. Nhìn vào số liệu 8 tháng đầu năm 2020 về tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ, có những tháng tăng trưởng âm đến 15-20%. Hơn nữa, dịch bệnh khiến người tiêu dùng hạn chế những khoản chi tiêu không cần thiết. Người dùng ưa chuộng các sản phẩm giá rẻ. Trong khi thế mạnh của Tiki là kinh doanh mặt hàng có giá trị cao. Đây là nguyên nhân khiến Tiki suy giảm tăng trưởng mạnh.

Tiki.vn – ông lớn của TMĐT Việt Nam cũng không tránh khỏi khủng hoảng

Báo cáo của Bộ Công Thương mới đây cũng cho thấy, trong giai đoạn đầu của dịch bệnh COVID-19 (tháng 2 đến tháng 4/2020), có 57% doanh nghiệp (DN) có hoạt động kinh doanh liên quan tới TMĐT cho biết doanh thu tăng trưởng dưới 30% so với cùng kỳ năm 2019, thậm chí tăng trưởng âm. Báo cáo của Bộ Công Thương mới đây cũng cho thấy, trong giai đoạn đầu của dịch bệnh COVID-19 (tháng 2 đến tháng 4/2020), có 57% doanh nghiệp (DN) có hoạt động kinh doanh liên quan tới TMĐT cho biết doanh thu tăng trưởng dưới 30% so với cùng kỳ năm 2019, thậm chí tăng trưởng âm.

Tín hiệu lạc quan về tiềm năng phục hồi của thương mại điện tử Việt nam sau đại dịch Covid-19

Để khuyến khích các hoạt động sản xuất, thương mại, Nhà nước ban hành một loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm hỗ trợ về thuế, vốn, hoãn đóng phí bảo hiểm xã hội, giảm giá điện… Việt Nam có những lợi thế nhất định so với các nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. GDP của Việt Nam tăng trưởng ở mức 3,8% trong quý I năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu bốn tháng đầu năm tăng 5%, số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 12 tỷ USD.

Dịch COVID-19 nhanh chóng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng ưa thích mua sắm trực tuyến hơn. Trong giai đoạn cao điểm của dịch từ tháng 2 đến tháng 4, đây là kênh duy nhất để tiếp cận tới một số hàng hoá và dịch vụ. Theo Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam theo dõi rất sát tình hình dịch bệnh, nhanh chóng thay đổi thói quen tiêu dùng nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng. Điều đó cho thấy TMĐT có tiềm năng phục hồi nhanh chóng khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Nghiên cứu của Nielsen về tác động của Covid-19 đến thói quen của người Việt

Doanh thu giảm nhưng sẽ phục hồi nhanh chóng

57% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh thu trong giai đoạn cao điểm dưới 30% so với cùng kỳ năm 2019, thậm chí tăng trưởng âm. Tuy nhiên, vẫn có 24% doanh nghiệp cho biết doanh thu tăng trên 51% so với cùng kỳ năm trước.

Mức độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp tham gia khảo sát trong giai đoạn cao điểm của đại dịch là 14% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là con số rất ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng chung và nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác phải đóng cửa, giải thể hay phá sản.

Cũng theo khảo sát, 87% doanh nghiệp cho biết hiệu quả kinh doanh của họ giảm nhiều so với kế hoạch dự kiến trong giai đoạn cao điểm của dịch từ tháng 2-4 năm 2020. Phần lớn doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng giảm khoảng 28% so với kế hoạch ban đầu.

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp đều thể hiện sự lạc quan khi kết thúc đại dịch. Có tới 50% doanh nghiệp nhận định tiềm năng kinh doanh sau khi kết thúc đại dịch sẽ tốt hơn, 32% đánh giá thị trường sẽ xấu hơn. (theo nghiên cứu của Vecom)

Về phát triển TMĐT trong thời gian tới, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; doanh số TMĐT B2C tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng;… Để đạt được mục tiêu đề ra, cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó quan trọng nhất cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp luật cho TMĐT. Hy vọng khi nghị định mới được ban hành sẽ giúp cho TMĐT của Việt Nam phát triển nhanh và bền vững hơn, mang lại thêm nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp.

Liên hệ Innovative Hub để được tư vấn về xuất khẩu bằng thương mại điện tử tại đây.

Nguồn tổng hợp