SẢN PHẨM F&B XUẤT KHẨU NỔI BẬT CỦA VIỆT NAM TRÊN ALIBABA
Cập nhật ngày: 06/01/2022
Ngành F&B là một trong những thế mạnh mang lại lợi nhuận cao tại Việt Nam. Với nền nông nghiệp ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đang cố gắng
Ngành F&B là một trong những thế mạnh mang lại lợi nhuận cao tại Việt Nam. Với nền nông nghiệp ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đang cố gắng tận dụng những thế mạnh và đưa sản phẩm Việt vươn tầm quốc tế, tiếp cận nhiều hơn đến khách hàng ở nhiều thị trường khác nhau. Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của đại dịch và tính chất của sản phẩm mà nhiều doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức như lựa chọn sản phẩm phù hợp để xuất khẩu, các quy định khi xuất khẩu,… Bài viết của Innovative Hub sẽ phân tích một số sản phẩm F&B xuất khẩu nổi bật của Việt Nam trên Alibaba.com
TỔNG QUAN NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG VIỆT NAM
Với dân số đông và nền kinh tế phát triển liên lục trong những năm gần đây để nâng cao mức sống và tăng trưởng kinh tế đáng kể. Việt Nam là một trong những nền kinh tế có thu nhập bình quân trung bình thấp, GDP đang tăng khoảng 6-7% hàng năm. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người ở mức 2400 USD vào năm 2017 và dự kiến sẽ đạt 10.000 USD vào năm 2035.
Theo Báo cáo, Việt Nam là thị trường đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu các loại lương thực, thực phẩm và đồ uống, với nhiều sản phẩm nổi bật như thịt, sữa, hải sản, cà phê,… Ngành thực phẩm và đồ uống chiếm một phần lớn trong tổng GDP cả nước với doanh thu tăng với tốc độ hằng năm là 11.3% trong giai đoạn 2017-2021.
Theo đánh giá của Euromonitor, đại dịch COVID mặc dù gây ảnh hưởng nặng nề kể từ năm 2020 nhưng Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương. Nền kinh tế mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhưng vẫn phục hồi và xuất khẩu đạt đỉnh với tốc độ cao hơn. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm cà phê, thủy sản chiếm 40%. Thu nhập tăng và tín dụng tư nhân phát triển sẽ làm tăng giá trị tiêu dùng cá nhân.
Quy định xuất khẩu thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sang các nước
Mỗi quốc gia đều có những quy định về xuất khẩu mà các nhà sản xuất cần lưu ý. Xuất khẩu tại Việt Nam không yêu cầu bạn sở hữu công ty có giấy phép nhập khẩu, điều đó có nghĩa các nhà kinh doanh có thể xuất khẩu mà không cần có công ty thương mại. Tuy nhiên, để bắt đầu xuất khẩu, nhà bán phải đăng ký với sở Kế hoạch và Đầu tư. Các nhà đầu tư phải có giấy phép chứng nhận đầu tư. Các công ty muốn tham gia xuất khẩu phải làm theo các bước cụ thể để thay đổi giấy chứng nhận đầu tư của họ.
Tất cả các mặt hàng xuất khẩu cần được kiểm tra bởi các cơ quan quản lý cần thiết trước khi thông quan. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu phải tuân theo các quy định thiết yếu của chính phủ về yêu cầu chất lượng, kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam trở nên thân thiện với các nhà đầu tư trong những năm hiện nay khi nói về các ưu đãi tài chính và quy định. Điều này là do cơ quan xuất khẩu đã thực hiện các biện pháp như nâng cao chất lượng lực lượng lao động, phát triển khu vực tài chính và hợp lý hóa các quy định thương mại.
NHỮNG SẢN PHẨM F&B XUẤT KHẨU NỔI BẬT TẠI VIỆT NAM
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam có giá trị 4.1 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là hơn 16.6%. Mặc dù so với một số thị trường khác như Singapore hay Thái Lan, mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa còn thấp, chỉ khoảng 26 lít trên đầu người. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu các sản phẩm sữa của Việt Nam ở mức trên 800 triệu USD. Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu các sản phẩm sữa hàng đầu ở Đông Nam Á. Theo Vinamilk, khoảng 30% sản lượng sữa có thể đáp ứng được nguồn cung nguyên liệu tại chỗ. Ngược lại, nguyên liệu thô còn lại là từ các nước khác. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác của Việt Nam đạt trên 300 triệu USD trong năm 2017.
Thủy sản
Việt Nam đứng thứ ba trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, sau Trung Quốc và Na Uy. Điều này cung cấp cơ hội việc làm cho hơn tám triệu công dân và xuất khẩu thủy sản trị giá 5,8 tỷ USD. Với hơn hai nghìn dặm bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam đã tạo điều kiện cung cấp cho Việt Nam một loạt các điểm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Nông sản
Trồng trọt là thế mạnh của Việt Nam từ xưa đến nay, trong đó có chế biến rau củ quả. Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của cả nước tăng nhanh 43% trong năm 2017 so với 32.7% trong giai đoạn 2011-2016. Xuất khẩu rau quả chiếm 20%, trong khi trái cây chiếm 80% còn lại. Giá trị xuất khẩu rau quả năm 2018 đạt khoảng 3.8 tỷ USD, năm 2017 đạt 3.5 tỷ USD và xuất khẩu sang khoảng 150 quốc gia trên toàn cầu.
Cà phê là một trong những sản phẩm F&B xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam và là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới (vượt qua Brazil). Cà phê tại Việt Nam đa dạng chủng loại do địa hình của miền Trung Việt Nam. Lượng cà phê xuất khẩu năm 2012 lên tới 1,3 triệu tấn. Hầu hết cà phê xuất khẩu là cà phê vối, có chất lượng thấp hơn so với cà phê arabica. Bên cạnh đó, nông dân trồng cà phê ở Việt Nam đang tập trung vào thị trường cà phê độc đáo và nâng cao chất lượng hạt cà phê được trồng. Điều này làm cho cà phê sản xuất tại Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường toàn cầu.
Thịt
Tỷ lệ tiêu thụ thịt đã tăng đáng kể trên toàn cầu trong mười năm qua cùng với sự phát triển, dân số tăng và thu nhập tăng. Tại Việt Nam, sản phẩm thịt tiếp tục vươn lên đạt 4 triệu tấn vào năm 2019 và tăng 3-5% mỗi năm. Lượng tiêu thụ các sản phẩm từ thịt như thịt gà, thịt bò đông lạnh, thịt bò và thịt lợn sẽ tăng lên khi nhiều người điều chỉnh thói quen ăn uống của họ.
Sản lượng thịt lợn chiếm một phần đáng kể trong lượng thịt tươi xuất khẩu với nguồn là từ các hộ chăn nuôi thương mại tư nhân. Tiếp theo là thịt gà, thịt bê, thịt bò, thịt cừu,… Trong khi đó, gia cầm chiếm tỷ lệ cải thiện nhiều nhất với 7%, trước thịt cừu, dê, bê và thịt bò. Việt Nam nằm trong số sáu quốc gia đang phát triển có mức tiêu thụ thịt cao nhất trên toàn cầu. Đồng thời, tổng nguồn cung thịt sẽ tăng 1-3% hàng năm, tạo cơ hội cho xuất khẩu.