WORKSHOP: “NHÂN SỰ TRONG XU THẾ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI”
Cập nhật ngày: 26/03/2021
Đại dịch COVID-19 đã đảo lộn cuộc sống và công việc của con người trên toàn thế giới, gây ra nhiều khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp lớn
Đại dịch COVID-19 đã đảo lộn cuộc sống và công việc của con người trên toàn thế giới, gây ra nhiều khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Với nhiều người tiêu dùng, các kênh bán hàng trực tuyến đã trở thành lựa chọn an toàn và tiện lợi hơn cả. Xu hướng này đã thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
Thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành đường đua không ai có thể đứng ngoài cuộc
Tại Việt Nam, thương mại điện tử xuyên biên giới đã và đang trên đà phát triển trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt năm 2020, nhờ sự chuyển dịch mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng – đổi từ cách thức mua sắm trực tiếp tại cửa hàng sang trực tuyến, thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành trạng thái “bình thường mới”.
Thay vì sử dụng mô hình xuất khẩu truyền thống bao gồm nhiều thủ tục phức tạp, thương mại điện tử xuyên biên giới giúp người bán hàng tối ưu hóa quy trình xuất khẩu và tiếp cận khách hàng quốc tế một cách trực tiếp. Từ đó, họ có thể giảm thiểu những khoản đầu tư vào cửa hàng truyền thống, chi phí tìm kiếm và tiếp cận khách hàng mới, cũng như thúc đẩy khách hàng truy cập các trang web của thương hiệu.
Các nghiên cứu mới đây dự báo, năm 2022, giá trị thương mại điện tử toàn thế giới sẽ đạt khoảng 3,3 nghìn tỷ USD, gấp 6 lần so với thương mại truyền thống. Việc các doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp xu hướng, từng bước kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu là rất đáng ghi nhận. Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), hiện có khoảng 11% doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sàn thương mại điện tử, 35% doanh nghiệp thiết lập được quan hệ với đối tác nước ngoài thông qua kênh trực tuyến. Con số này vẫn quá nhỏ so với hơn 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải, những nguyên nhân chính của tình trạng trên là: Kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử của một số doanh nghiệp còn hạn chế; hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp chưa phát triển; gặp rào cản về ngôn ngữ… Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, để tạo đòn bẩy cho thương mại điện tử phát triển, giúp doanh nghiệp thâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu, cần tạo hệ thống thể chế phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hình thành hệ sinh thái cho thương mại điện tử và nền kinh tế số. Và đặc biệt, cần đào tạo được nguồn nhân lực có kiến thức về Thương mại điện tử xuyên biên giới và các kỹ năng cần thiết.
Hiện chỉ có khoảng 11% doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sàn thương mại điện tử
Nằm trong khuôn khổ Ngày hội việc làm – UEB Job Fair 2020 của Trường Đại học Kinh tế, buổi workshop với chủ đề “Nhân sự trong xu thế Thương mại điện tử xuyên biên giới” được tổ chức vào 15h00 – 16h00 tại hội trường 801 – Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội, hứa hẹn mang đến nhiều điểu thú vị và khác biệt.
📣 Buổi chia sẻ sẽ có sự tham gia của 4 diễn giả khách mời:
⭐️ Ông Lê Văn Duy – Giám đốc Công nghệ Yody
⭐️ Bà Lê Thị Hoàng Oanh – Giám đốc Phát triển kinh doanh Innovative Hub
⭐️ Bà Bùi Nhã Uyên – Alibaba group – Vietnam Channel Manager
⭐️ Bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Giảng viên khoa KT&KDQT
Workshop sẽ mang đến cho các bạn sinh viên những trải nghiệm thực tế, những câu chuyện sinh động và nhiều thông tin cập nhật hữu ích cũng như các bí kíp nắm bắt cơ hội việc làm trong xu thế chuyển đổi số. Ngoài ra, khi đến với buổi workshop, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội nhận được nhiều phần quà hấp dẫn.
Mời các bạn theo dõi thông tin của buổi workshop tại fanpage: https://www.facebook.com/uebjobfair
Follow Innovative Hub để cập nhật thông tin hữu ích mỗi ngày.
Innovative Hub