XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN CHO DOANH NGHIỆP VIỆT
Cập nhật ngày: 09/01/2023
Theo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam xác định chuyển đổi
Theo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Việt Nam xác định chuyển đổi số là yếu tố sống còn để đẩy nhanh hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển thị trường nội địa và tăng cường xuất khẩu.
Các chuyên gia cho biết, xúc tiến thương mại trực tuyến cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), tiếp cận trực tiếp với khách hàng quốc tế, thúc đẩy doanh số bán hàng, đẩy nhanh quá trình tiếp thị và tiết kiệm chi phí.
Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về xúc tiến thương mại trực tuyến cho doanh nghiệp Việt qua bài viết sau.
Hệ sinh thái thương mại số
Trên toàn cầu, thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển nhanh chóng và trở thành xu hướng chính trong thương mại. Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, thị trường thương mại điện tử của đất nước sẽ tăng trưởng hơn 30% trong năm nay lên 15 tỷ USD và 52 tỷ USD vào năm 2025.
Xúc tiến thương mại trực tuyến được coi là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp Việt tăng cường hoạt động thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh sang các nước Tây Âu như Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức, Anh. Tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại cho xuất khẩu và thúc đẩy kết nối thương mại trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nhập khẩu. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan đã triển khai linh hoạt việc ứng dụng công nghệ thông tin. Thành công của hàng loạt sự kiện xúc tiến thương mại trực tuyến là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực này.
Những lợi ích và thách thức trong chuyển đổi kinh doanh đối với doanh nghiệp Việt Nam
Lợi ích chuyển đổi kinh doanh trực tuyến
Lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp là mở rộng tập khách hàng và thị trường tiềm năng; gia tăng trải nghiệm khách hàng; sáng tạo sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu; tối ưu chi phí vận hành, chi phí nhân sự; tăng hiệu suất sản xuất kinh doanh; ra quyết định nhanh chóng, chính xác cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…
Với những lợi ích đó, các chuyên gia kinh tế nhận định, chuyển đổi số đã và đang có tác động ngày càng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn thế giới, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Chuyển đổi số mang lại cả cơ hội và những cách thức mới, giúp các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Trước xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp do nữ làm chủ ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ để chuyển đổi số thành công. Họ còn thiếu kiến thức về chuyển đổi số, đồng thời chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để bắt đầu áp dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi số không còn là viễn cảnh xa vời, mà đang là xu thế tất yếu. Theo đó, để trở thành doanh nghiệp số, tận dụng được các cơ hội chưa từng có của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp do nữ làm chủ cần không ngừng đổi mới sáng tạo, sẵn sàng tâm thế “hành động”, “đột phá”, chủ động xây dựng chiến lược chuyển đổi số, bắt đầu từ chuyển đổi “nhận thức” của người sử dụng lao động và người lao động và kịp thời “hành động” để bứt phá trong kinh doanh.
Thách thức trong chuyển đổi kinh doanh
Mặc dù chuyển đổi số trong kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, tuy nhiên quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khá nhiều thách thức và rào cản nhất định. Nguồn lực sản xuất dài hạn trong thị trường thương mại trực tuyến cũng là một trong những rào cản đáng kể đối với ngành thương mại. Với mục đích này, nhu cầu liên tục bao gồm quy trình quản lý kho hàng, xây dựng thương hiệu & tiếp thị, thanh toán & vận chuyển. Bên cạnh đó, Văn hóa doanh nghiệp “cố hữu”: Các doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi số nhưng vẫn giữ khư khư văn hóa làm việc truyền thống khiến cho chiến lược ấy không đi về đâu. Những thói quen cũ như ngại thay đổi, thiếu sáng tạo, “nước đến chân mới nhảy”,… sẽ là con dao giết chết doanh nghiệp.
Do đó, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc và tìm hiểu rõ trước khi phát triển doanh nghiệp lên sàn thương mại trực tuyến hoặc liên hệ đến những đối tác phát triển để có thể tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí kinh doanh.
Thành tựu ngành nông nghiệp Việt trong lĩnh vực chuyển đổi thương mại kinh doanh trực tuyến
Năm 2021 được coi là dấu mốc quan trọng đối với trái cây Việt Nam khi lần đầu tiên vải, nhãn được xuất khẩu trực tiếp Trên toàn cầu, thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển nhanh chóng và trở thành xu hướng chính trong thương mại. Đặc biệt, 15 tấn sầu riêng đông lạnh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Ưu Đàm xuất khẩu sang Úc đã cháy hàng chỉ trong 2 ngày. Kết quả khả quan trên là nhờ sự nỗ lực của các đơn vị, trong đó có các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đã giúp các đơn vị thuộc Bộ Công Thương nhanh chóng thích ứng với tình hình mới và tổ chức thành công các sự kiện, mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam ra quốc tế. Thương mại quốc tế sẽ giúp tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của các quốc gia nói riêng cũng như của toàn thế giới nói chung. Thương mại quốc tế kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia.
TÌM HIỂU THÊM: XU THẾ XUẤT KHẨU RA TOÀN CẦU TRÊN NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM