TỔNG QUAN XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN VIỆT NAM NĂM 2021
Cập nhật ngày: 05/04/2022
Trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng do các đợt dịch COVID-19 bùng phát với nhiều biến chủng mới, sự tăng trưởng kinh
Trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng do các đợt dịch COVID-19 bùng phát với nhiều biến chủng mới, sự tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với dự báo và không đồng đều giữa các quốc gia. Thách thức về chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, chuỗi sản xuất, lưu thông hàng hóa,.. khiến chi phí vận chuyển, giá nguyên vật liệu tăng,.. Trong tình hình mới, Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng vừa chống đại dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Với chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh. Với những nỗ lực, chủ động, sáng tạo của Chính phủ và doanh nghiệp, ngành xuất khẩu trực tuyến Việt Nam năm 2021 đã đạt được kết quả và thành tựu nổi bật.
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM 2021
Tác động của biến chủng mới đã tác động nặng nề đến các trung tâm sản xuất hàng hóa lớn của cả nước khiến các doanh nghiệp phải dừng sản xuất hoặc tổ chức sản xuất tại chỗ ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất khẩu. Chi phí vận tải kho bãi tiếp tục ở mức cao, tình trạng thiếu hụt vỏ container vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Giá cả nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới ở mức cao (như xăng dầu, sắt thép, nhựa, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và xuất khẩu.
Năm 2021, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng ngoạn mục, trở thành điểm sáng của nền kinh tế Theo Báo cáo của bộ Công thương, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước (năm 2020 đạt 545,32 tỷ USD, tăng 5,3%), đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 57,5 tỷ USD (tăng 12,4%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 51,01 tỷ USD (tăng 14,4%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác ước đạt 38,34 tỷ USD (tăng 41%); gỗ và SP gỗ ước đạt 14,8 tỷ USD (tăng 19,7%); sắt thép các loại ước đạt 11,75 tỷ USD, tăng 123,4%. Đặc biệt, dệt may và da giày là 2 nhóm hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 đã có sự phục hồi, với kim ngạch ước đạt 32,74 tỷ USD và 17,65 tỷ USD, ước tăng lần lượt 9,8% và 4,9% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12 đạt gần 24,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong năm 2021 lên 245,22 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm trước.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA VIỆT NAM NĂM 2021
Không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và đặc biệt tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc… Kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương, tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như: Trung Quốc tăng 15%, Hoa Kỳ tăng 24,2%; EU tăng 14%; ASEAN tăng 25,8%, Hàn Quốc tăng 15,8%, Ấn Độ tăng 21%, New Zealand tăng 42,5%, Ôxtrâylia tăng 3,1%.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, cho thấy hiệu quả cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu (xuất khẩu sang Canada đạt 5,2 tỷ USD, tăng 19,5%; xuất khẩu sang Mexico đạt 4,6 tỷ USD, tăng 46,1%)…
Xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 40,07 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi, điển hình như thủy sản, tôm, gạo… Tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 26 tháng 12 năm 2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp 201,846 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 7,8 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho 5,217 lô hàng với trị giá hơn 16,5 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.
XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN NĂM 2021 ĐƯỢC QUAN TÂM VÀ ĐẨY MẠNH
Nền tảng bán hàng trực tuyến xuyên biên giới như Alibaba.com đã đưa nhiều thương hiệu Việt ra thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gây ra nhiều bất ngờ cho thị trường bởi trước đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có thương hiệu, thiếu lợi thế và sức cạnh tranh khi xuất khẩu theo cách truyền thống. Việt Nam được dự đoán là quốc gia có tăng trưởng TMĐT ở mức 2 con số trong năm 2021.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thành công khi đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế thông qua kênh xuất khẩu trực tuyến. Động lực chính khiến các doanh nghiệp xuất khẩu qua nền tảng trực tuyến này là dễ dàng tiếp cận đến hàng trăm triệu khách hàng mà không cần tốn công xây dựng mạng lưới, giới thiệu sản phẩm. Kênh xuất khẩu trực tuyến còn giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, điều mà cách thức xuất khẩu truyền thống không làm được.
Tìm hiểu thêm:SO SÁNH XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP VÀ XUẤT KHẨU GIÁN TIẾP
Tham khảo: https://seller.alibaba.com/