Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Cập nhật ngày: 19/04/2023

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập và bước vào sân chơi kinh doanh toàn cầu. Do đó để

TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập và bước vào sân chơi kinh doanh toàn cầu. Do đó để các doanh nghiệp Việt Nam từng bước vững vàng trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng phát huy nguồn lực vốn và cải thiện khả năng cạnh tranh để đảm bảo vững bước trên thị trường. 

Cùng Innovative Hub tìm hiểu về tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam qua bài viết sau.

1. Lợi thế kinh doanh trên Alibaba.com

Yếu tố chính khiến mô hình kinh doanh B2B của Alibaba.com nhanh chóng thành công đó là website thương mại điện tử này có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của nhà cung cấp và nhà nhập khẩu. Việc đăng ký gian hàng vô cùng dễ dàng và nhanh chóng, điều này thu hút được lượng nhà cung cấp lớn, nhờ vậy mà kho hàng hóa tại Alibaba cũng vô cùng phong phú, đa dạng.

Ngoài ra, các nhà máy sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào nếu muốn tìm kiếm nguyên liệu, trang thiết bị… đều có thể đặt mua số lượng lớn với mức giá rẻ tại Alibaba.com.

  • Việt Nam là quốc gia đứng thứ 04 trong 10 nước cung ứng toàn cầu trên nền tảng Alibaba.com

xuất khẩu

Hình 1: Nhóm 10 nhà cung ứng toàn cầu trên Alibaba.com (nguồn: Dựa trên số lượng người bán, nhóm 10 ngành hàng phân bổ người bán)

Tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt trên nền tảng Alibaba.com là rất lớn, theo dữ liệu dựa trên số lượng người bán từ Alibaba.com, Việt Nam là một trong 10 quốc gia (đứng thứ 04) trong cung ứng toàn cầu trên nền tảng xuất khẩu số một thế giới này. Trong khối Đông Nam Á, Malaysia xếp vị trí thứ 05 và Thái Lan đứng vị trí thứ 07.

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ở các quốc gia phát triển như Châu Âu và Mỹ vô cùng to lớn, đặc biệt là các mặt hàng khẩu trang và nông sản. Kể từ đó, 65% người mua hàng B2B đã LÊN THẲNG các trang thương mại điện tử xuyên biên giới để tìm kiếm hàng hóa mà họ đang muốn nhập khẩu, so với 54% sử dụng Google Search – Google tìm kiếm, như cách truyền thống trước đây (số liệu tổng hợp từ Alibaba.com). Điều này cho thấy xu thế nhập khẩu trực tuyến đang dần phát triển và nó sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai, mang đến nhiều cơ hội và tiềm năng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt vốn luôn nắm bắt nhanh các xu hướng kinh doanh trên toàn cầu.

  • Số lượng thành viên đăng ký khổng lồ

Với mô hình hoạt động B2B hiệu quả, Alibaba.com đã kết nối hơn 10 triệu người mua hàng trên toàn cầu, có mặt trên 200 quốc gia/vùng lãnh thổ và hơn 150 triệu thành viên đăng ký tài khoản trên Alibaba.com

xuất khẩu

Hình 2: Dữ liệu toàn cầu của Alibaba.com (nguồn: Báo cáo công khai của Tập đoàn Alibaba trên “Phát triển thương mại xuyên biên giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2018”)

Alibaba.com đã trở thành cầu nối giúp các công ty lớn trên toàn cầu có cơ hội được tiếp cận với nguồn hàng hóa phong phú, chất lượng kèm giá thành phù hợp.

xuất khẩu

Hình 3: Lượng người mua tích cực và giá trị đơn hàng đều tăng trưởng mạnh qua các năm trên Alibaba.com (nguồn: Báo cáo công khai của Tập đoàn Alibaba trên “Phát triển thương mại xuyên biên giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2018”)

“Trong hơn 3 năm, từ năm 2016 đến 2018, lượng người mua tích cực trên Alibaba.com tăng từ 30% đến 33% mỗi năm, giá trị đơn hàng năm 2017 tăng 114% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 200% so với năm 2017. Với lượng người mua nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm, điều này cho thấy tiềm năng kinh doanh trên Alibaba là rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam bởi chúng ta đã có thế mạnh lớn trên thị trường quốc tế” – Bà Bùi Nhã Uyên, Channel Partner Manager Alibaba.com, chia sẻ.

  • Thị trường xuất khẩu tiềm năng của doanh nghiệp Việt

Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều cường quốc lớn và các quốc gia ở châu Á, khiến nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp hoạt động kinh doanh sản xuất, và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng về nguyên liệu đầu vào, đầu ra của sản phẩm, nhất là trong các ngành F&B, nội thất, dệt may và da giày…. Trước bối cảnh đó, thương mại điện tử toàn cầu là chìa khóa để các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch và hướng đến tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai. Thống kê riêng trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Alibaba.com, Mỹ là quốc gia đứng đầu về lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước trên thế giới, tiếp đến là Ấn Độ, Canada, Brazil, Úc, Anh, Nga,…

xuất khẩu

Hình 5: Nhóm 20 quốc gia nhập khẩu nhiều nhất trên Alibaba.comnhất (nguồn: Dựa trên số lượng người mua tích cực, nhóm 20 nước có số lượng người mua cao)

Đứng ở giữa bảng là các quốc gia như Ý, Pháp, Đức và Tây Ban Nha, đây đều là những quốc gia nằm trong khu vực EU và là một trong những thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt có thể nhắm tới.

Vào ngày 1/8/2020 vừa qua, hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu đã chính thức có hiệu lực. Thông qua hiệp định này, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho các doanh nghiệp Việt trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.

2. Tiềm năng xuất khẩu trên nền tảng số

Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững dựa trên đổi mới và sáng tạo, khai thác những lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2022 có thể đạt kỷ lục mới.

  • Triển vọng tăng tốc

Tiếp đà năm 2021, hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong những tháng đầu năm 2022 tiếp tục có những tín hiệu khởi sắc. Trong quý I/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, đạt 176,7 tỷ USD, tăng 14,6%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 89,1 tỷ USD, tăng 13,6%; nhập khẩu hàng hóa đạt 87,6 tỷ USD, tăng 15,8%. Cán cân thương mại hàng hóa quý I/2022 xuất siêu 1,5 tỷ USD. Sang tháng 4, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 1,07 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 33,26 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiềm năng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thuộc về các ngành hàng: hạt điều, dầu lửa, đồ gỗ, than đá, da giày, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, cao su, đóng tàu, thuỷ tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi và hàng may mặc.

Trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, cà phê tăng cao nhất 57,1%, giá trị đạt 1,7 tỷ USD; thủy sản tăng 46,8%, đạt 3,6 tỷ USD; hạt tiêu tăng 28%, đạt 362 triệu USD; cao su tăng 9,3%, đạt 857 triệu USD. Về thị trường, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ tiếp tục là các thị trường xuất khẩu chính, có tiềm năng tăng trưởng như những năm trước đây. Các mặt hàng như cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè là những mặt hàng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU) và có tiềm năng tăng trưởng trong năm 2022, đặc biệt mặt hàng cà phê với lợi thế về thuế suất 0% theo EVFTA có thể gia tăng thị phần trong tổng nhu cầu cà phê của EU. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong năm 2022.

  • Nhiều lĩnh vực tăng trưởng mạnh mẽ

Nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Alibaba.com vừa công bố báo cáo “Toàn cảnh chuyển đổi số Việt Nam B2B 2022”. Báo cáo đã tóm tắt tình hình xuất, nhập khẩu đầy hứa hẹn của Việt Nam sau những năm đầy biến động vì dịch Covid-19 thông qua những câu chuyện thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trên nền tảng, cũng như nêu bật xu hướng thị trường toàn cầu hiện tại và dự đoán ba ngành hàng xuất khẩu tiềm năng mà DNVVN Việt Nam có thể nắm lấy cơ hội phát triển kinh doanh trong năm 2022.

Tình hình kinh doanh của các DNVVN Việt Nam trên sàn Alibaba.com cũng có những dấu hiệu tích cực. Theo Báo cáo chuyển đổi số B2B Việt Nam 2022, Alibaba.com đã thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian 90 ngày để chỉ ra ba lĩnh vực tiềm năng cho DNVVN Việt Nam có thể nắm lấy cơ hội mở rộng kinh doanh trên nền tảng này. Những lĩnh vực đó bao gồm: Nông nghiệp, Chăm sóc cá nhân và Sắc đẹp, Nhà cửa và Vườn tược

Về nông nghiệp, 3 dòng sản phẩm nông nghiệp bán chạy nhất trên nền tảng là dầu ăn đến các loại hạt và nhân; hạt giống và củ cây

Trong lĩnh vực chăm sóc cá nhân và sắc đẹp, tóc nối, tóc giả là dòng sản phẩm bán chạy nhất.

Cuối cùng, nhà cửa và vườn tược tiếp tục là lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến đầy hứa hẹn trong năm 2022. Theo Alibaba.com, sản phẩm bán chạy nhất thuộc ngành hàng này là đồ dùng bàn ăn và nhà bếp, với khoảng hơn 4.000 người mua hàng năng động trung bình mỗi ngày và hơn 4 triệu sản phẩm được yêu cầu. Năm quốc gia ghi nhận mức tiêu thụ dòng sản phẩm này nhiều nhất là Mĩ, Anh, Philippines, Brazil và Nga.

Ông Roger Lou – Giám đốc quốc gia Việt Nam của Alibaba.com chia sẻ: “Việt Nam hiện đang là thành viên của rất nhiều hiệp định kinh tế và thương mại. Chúng tôi tin rằng những hiệp định thương mại tự do này sẽ có lợi cho các DNVVN Việt Nam trong tương lai. Cùng với những nỗ lực toàn cầu hoá, các doanh nghiệp nội địa sẽ có nhiều cơ hội hơn để vươn ra xuất khẩu tại nhiều thị trường mới. Chúng tôi tin rằng, thương mại toàn cầu thông qua nền tảng TMĐT B2B có khả năng mang đến những cơ hội đó và giúp nhiều DNVVN của Việt Nam hơn nữa phục hồi kinh tế và phát triển một cách bền vững”.

TÌM HIỂU THÊM: DỰ ĐOÁN CÁC NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU TIỀM NĂNG VIỆT NAM NĂM 2022

test