Innovative Hub Việt Nam - ủy quyền chính thức của Alibaba.com tại Việt Nam

CẠNH TRANH KHỐC LIỆT TRONG XUẤT KHẨU CỦA NÔNG SẢN VIỆT

Cập nhật ngày: 24/11/2023

Trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu: Thủy sản, hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm

CẠNH TRANH KHỐC LIỆT TRONG XUẤT KHẨU CỦA NÔNG SẢN VIỆT

Trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu: Thủy sản, hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su đã phần nào hồi phục, đạt mức tăng trưởng khá. Một số mặt hàng xuất khẩu nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng cả về lượng và giá trị xuất khẩu.

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, Xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống 29,18 tỷ USD trong tháng 11 từ 30,37 tỷ USD trong tháng 10 năm 2022. Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về sự cạnh tranh khốc liệt trong xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam trong bài viết sau. 

1. Tình hình xuất khẩu hiện nay

Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 2 Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Theo Bộ NN-PTNT, năng lực sản xuất nông-lâm-thủy sản của Việt Nam đã đạt trên 140 triệu tấn/năm, với nhiều sản phẩm dẫn đầu thị trường thế giới như gạo, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, rau quả, trái cây từng bước có thương hiệu và uy tín trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản nửa đầu năm 2022 đạt nhiều kết quả tích cực, cũng như nhiều ngành, lĩnh vực khác, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn cần được tháo gỡ.

Sau 6 tháng, ngành nông nghiệp ghi nhận 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, gồm: cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất. Ngành nông nghiệp đã mang về thặng dư thương mại khoảng 5,75 tỷ USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD, như: cà phê, gạo, rau quả, tôm, cá tra… Xuất khẩu không những kích thích tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân mà còn giúp giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trong nước. 

2. Những khó khăn và nỗ lực trong xuất khẩu 

2.1 Sự cạnh tranh trên thị trường 

Nông sản của Việt Nam tuy rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế nhưng vẫn không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm đến từ những đối thủ khác. Điển hình có thể kể đến Singapore,  quốc gia có quan hệ nhập khẩu đa dạng bậc nhất với 220 đối tác trên  toàn thế giới. Với riêng mặt hàng nông sản, Singapore có đến 170 nước là đối tác nhập khẩu sản phẩm của mình. Các đối tác nhập khẩu nông  sản, rau củ quả chính của Singapore hiện nay là Malaysia, Indonesia,  Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ và Australia. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp  nhiều khó khăn để có thể cạnh tranh với mạng lưới phân phối nông sản rộng lớn như vậy. 

Tại thị trường Mỹ – nơi có nhu cầu nhập khẩu nông sản lớn bậc nhất,  sản phẩm của Việt Nam cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có thâm niên xuất khẩu sang thị trường này từ Đông Nam Á, Nam Á hay Nam Mỹ.  Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt buộc sản phẩm nông sản của Việt  Nam phải có chất lượng vượt trội hơn, vẻ ngoài đẹp và bắt mắt hơn,  hương vị đặc trưng và bao bì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 

2.2 Khó khăn trong xuất khẩu 

Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn còn nhiều thách thức như các đối tác yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, an toàn thực phẩm và yêu cầu xử lý kiểm dịch động thực vật.

Cùng với đó là các khó khăn không hề nhỏ như sản phẩm nông sản có tính tương đồng với các quốc gia khác trong khu vực; năng lực cạnh tranh về chất lượng và giá thành của nông sản Việt hiện còn hạn chế; sản phẩm nông sản qua chế biến sâu còn ít; việc xây thương hiệu nông sản Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức…

2.3 Việt Nam nỗ lực vượt qua khó khăn trong xuất khẩu

Mặc dù ngành nông nghiệp thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều thời điểm giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi,…) tăng mạnh, khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng tăng bởi tác động kép của xung đột Nga – U-crai-na,…. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt và linh hoạt. Nhờ vậy, nông nghiệp tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước và thúc đẩy tăng giá trị.

2.4 Các thị trường lớn chào đón nông sản Việt

Về thị trường xuất khẩu, có 4 thị trường (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Mỹ là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch khoảng 7,61 tỷ USD (tăng 7,9% và chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu). Trong đó, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm khoảng 66,8%).

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch nông lâm thủy sản khoảng 4,97 tỷ USD (tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu). 

TÌM HIỂU THÊM: LỢI THẾ CẠNH TRANH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

test