fbpx
Innovative Hub - Đại Lý Alibaba Tại Việt Nam

TIN TỨC

TẠI SAO DOANH NGHIỆP NHỎ NÊN TIẾP CẬN KỸ THUẬT SỐ ĐỂ VƯƠN RA TOÀN CẦU

31/05/2021 TIN TỨC
TẠI SAO DOANH NGHIỆP NHỎ NÊN TIẾP CẬN KỸ THUẬT SỐ ĐỂ VƯƠN RA TOÀN CẦU

Trước đại dịch, hầu hết các doanh nghiệp thường thực hiện các giao dịch bán hàng theo hình thức truyền thống như gọi điện bán hàng hay gặp mặt trực tiếp, đến thăm nhà máy của các nhà cung cấp và bắt tay hợp tác. Đối với kinh doanh B2B, việc bay đến các triển lãm thương mại để gặp gỡ khách hàng và nhà cung cấp, giới thiệu sản phẩm hay tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh mới và cải tiến là hình thức phổ biến. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này đã không còn hiệu quả hay được duy trì do đại dịch căng thẳng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm phương thức vận hành mới như: Dịch vụ bán hàng lề đường, Thương mại điện tử hay Giao hàng tận tay. Đối với các doanh nghiệp nhỏ hiện nay, Thương mại điện tử được xem là cứu cánh để doanh nghiệp tăng trưởng, vượt qua các thách thức. Cùng Innovative Hub tìm hiểu những lý do mà doanh nghiệp nhỏ nên tiếp cận kỹ thuật số để vượt qua khó khăn do đại dịch.

SỰ BÙNG NỔ CỦA THỊ TRƯỜNG TRỰC TUYẾN

Sự bùng nổ của Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của Thương mại trực tuyến. Các công ty B2B cũng đang đổ xô tìm cơ hội mới trong trong thị trường Thương mại điện tử B2B toàn cầu trị giá 23.9 tỷ USD, lớn hơn gấp 6 lần thương mại điện tử B2C. Trong đó nổi bật là nền tảng Alibaba.com

Theo một cách nào đó, mặt tiền cửa hàng thương mại điện tử là phiên bản kỹ thuật số của các phòng trưng bày và triển lãm thương mại, nơi các nhà cung cấp, người bán và người mua kết nối với nhau. Thị trường Thương mại điện tử mở rộng cơ hội bán hàng cho các doanh nghiệp: Việc thiết lập một cửa hàng trực tuyến có chi phí hợp lý hơn việc mở một gian hàng triển lãm thương mại hay cửa hàng truyền thống. Đối với nền tảng trực tuyến, lợi ích lớn nhất là bạn có thể tiếp cận đến nhiều thị trường tiềm năng cùng một lúc mà không cần chi trả chi phí thuê mặt bằng hay nhân sự bán hàng làm ở thị trường đó.

ẢNH HƯỞNG LỚN TỪ ĐẠI DỊCH

Khảo sát 5000 doanh nghiệp của Hoa Kỳ ở hai thời điểm khác nhau là cuối năm 2019 và tháng 9/2020 cho thấy các doanh nghiệp có sự tụt hậu về giao dịch trực tuyến hơn trước đại dịch. Đến tháng 9/2020, khi gần như tất cả các ngành đều tăng cường thương mại kỹ thuật số trong bối cảnh đại dịch. Các nhà sản xuất áp dụng số hóa đã phát triển với tốc độ gấp đôi và bỏ xa các đối thủ trong ngành của họ. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tăng cường áp dụng kỹ thuật số để tăng trưởng và đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Việc số hóa hiện nay đang được các doanh nghiệp áp dụng bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Theo khảo sát của Alibaba.com, kinh doanh xuyên biên giới ngày càng quan trọng với các công ty B2B quy mô vừa và nhỏ, chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh và mang lại mức tăng trưởng đạt 17% từ tháng 12/2019.

Chiến thuật kỹ thuật số đang giúp các công ty vươn ra toàn cầu tốt hơn. Các nhà lãnh đạo công ty B2B báo cáo rằng hai trong số những lợi ích chính của thương mại điện tử bao gồm tiếp cận thị trường quốc tế tốt hơn (24%) và các dịch vụ dịch thuật tích hợp giúp họ giao tiếp với các đối tác thương mại bằng các ngôn ngữ khác nhau (16%).

CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ TIẾP CẬN KỸ THUẬT SỐ

Cuối năm 2020, cứ 3 doanh nghiệp thì có khoảng 1 doanh nghiệp thất bại hoặc doanh số sụt giảm. Thực tế đầy biến động đòi hỏi các doanh nghiệp phải chạy đua để nghiên cứu, tìm hiểu và đa dạng hóa để kéo doanh nghiệp thoát khỏi vực thẳm. Thích ứng để khắc phục tình trạng thiếu vốn và khả năng thất thu kéo dài. Tìm cách tăng cường giáo dục việc làm và đào tạo kỹ năng cho phép các doanh nghiệp nhỏ đưa ra quyết định hiệu quả, tối đa hóa các nguồn lực cần thiết cho sự linh hoạt lâu dài.

Xây dựng chiến lược tích cực hóa để giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh như đầu tư vào nguồn nhân lực rất quan trọng để sửa đổi các quy tắc kinh doanh thông thường về tính bền vững và giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường. Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp nhỏ là chia thành 3 phần:

  • Thứ nhất là xem xét các hoạt động, hợp đồng thỏa mãn và thỏa thuận để hiểu rõ tình trạng hiện tại của doanh nghiệp
  • Thứ hai là dành thời gian cho nhân viên, khám phá sự hài lòng của nhân viên và tập trung vào chiến lược nâng tầm nhìn của họ để giúp công ty phát triển. Tìm kiếm những giá trị đích thực và quan tâm đến nhân viên nhiều hơn được xem là một thước đo trong sự tiến bộ của doanh nghiệp
  • Thứ ba là kết nối khách hàng. Bất kể mô hình kinh doanh nào cũng cần phải trò chuyện với khách hàng để có cái nhìn sâu sắc hơn về những đổi mới hữu ích để đáp ứng nhu cầu của họ.

Các doanh nghiệp củng cố nguồn vốn và lực lượng lao động của họ bằng cách đưa ra các chiến lược thực dụng và giảm thiểu tối đa các rủi ro tổn thất về thời gian hay nhân lực. Khi sự bền vững và khả năng phục hồi không đi đôi với tốc độ, hiệu quả và sự tăng trưởng, các công ty nhỏ sẽ khó gây chú ý trong nền kinh tế toàn cầu. Và với thời thế hiện tại, là thời cơ để các doanh nghiệp nhỏ thể hiện sự quan trọng của mình

Nhận tư vấn giải pháp xuất khẩu

Bài viết liên quan

Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống
21/05/2024

Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống

Với hơn 100 triệu người tiêu dùng, Việt Nam là thị trường tiềm năng và đang phát triển đáng kể cho các doanh nghiệp quốc tế trong lĩnh vực thực
Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới an toàn và bền vững trong kỷ nguyên số
21/05/2024

Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới an toàn và bền vững trong kỷ nguyên số

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thương mại điện tử xuyên biên giới đang tạo ra nhiều cơ hội mới và tiềm năng to lớn cho doanh nghiệp.
Xuất Khẩu Gạo Sang Philippines, Trung Quốc và Indonesia Tăng Trưởng Ấn Tượng
21/05/2024

Xuất Khẩu Gạo Sang Philippines, Trung Quốc và Indonesia Tăng Trưởng Ấn Tượng

Trong 9 tháng đầu năm 2023, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt mức 4,2 triệu tấn. Đáng chú ý, ba thị trường Châu Á quan trọng bao
Thị Trường Tiêu Dùng Ấn Độ Còn Nhiều Tiềm Năng Cho Sản Phẩm Tiêu Dùng Việt Nam Xâm Nhập
21/05/2024

Thị Trường Tiêu Dùng Ấn Độ Còn Nhiều Tiềm Năng Cho Sản Phẩm Tiêu Dùng Việt Nam Xâm Nhập

  Thị trường tiêu dùng Ấn Độ đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng. Dự kiến,
Xuất Khẩu Rau Quả Năm 2024 – Kỳ Vọng Vượt Mục Tiêu
09/05/2024

Xuất Khẩu Rau Quả Năm 2024 – Kỳ Vọng Vượt Mục Tiêu

Xuất khẩu rau củ quả: Kim ngạch đạt 970 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng 72,8% so với cùng kỳ năm 2023. Hiệp hội Rau quả Việt
Xuất Khẩu Dệt May Đang Dần Lấy Lại Đà Tăng Trưởng
06/05/2024

Xuất Khẩu Dệt May Đang Dần Lấy Lại Đà Tăng Trưởng

Trong 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt ước tính 9,5 tỷ USD, đánh dấu một tăng trưởng ấn tượng 9,62%